= |
Khảo sát về Chỉ số Nhân lực Toàn cầu (TWI) của ManpowerGroup Solutions cho biết Chỉ số nguồn nhân lực của Việt Nam xếp thứ 62 trên thế giới và thứ 14 trong khu vực. Lương tháng trung bình của người lao động Việt Nam đạt 220 USD, mức lương này thấp hơn 10 lần so với khu vực châu Á - Thái Bình Dương (2.648 USD).
So sánh lương trung bình tháng giữa Việt Nam (220 USD) với khu vực (2.648 USD) và thế giới (1.979 USD). Nguồn: ManpowerGroup Solutions |
Số lượng lao động phi chính thức chiếm 43% lực lượng lao động. Việt Nam có thể trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương có lượng lao động phi chính thức chiếm 50% trong lực lượng lao động, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế tự do (gig economy) đang bùng nổ.
Trong 55,92 triệu người lao động có 38% là người lao động chính thức, làm việc lâu dài và 62% lao động làm việc theo thời vụ. Độ tuổi chiếm tỷ trọng đông đảo nhất là 23 - 42 tuổi, chiếm 35%.
Khảo sát này cũng chỉ ra một số điểm yếu của người lao động Việt Nam. Cụ thể, chỉ 5% người lao động có khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh, chỉ 10,4% là lao động có kỹ năng chuyên môn cao.
Báo cáo nhận định Việt Nam thiếu lao động tay nghề cao. Báo cáo cũng đánh giá: "Những chỉ số này cho thấy Việt Nam chưa khai thác tối đa nguồn nhân lực mặc dù nguồn lao động đầy tiềm năng của Việt Nam có nhiều cơ hội việc làm trong nước lẫn khu vực".
Tuy nhiên, mức độ hiệu quả của thị trường Việt Nam không quá thua kém so với khu vực. Tiêu chí này thể hiện khả năng người lao động tìm được công việc phù hợp với kỹ năng của mình. Chỉ số này của Việt Nam là 4,33 gần bằng với mức 4,38 của khu vực. Mức độ sẵn sàng về kỹ thuật trong thương mại đạt 3,51% so với 4,92% của khu vực. Thời gian làm việc trung bình của lao động Việt Nam khoảng 8h/ngày, gần như tương đương với khu vực.
Ngoài ra, Việt Nam đang đầu tư mạnh cho các công ty IT, vì vậy nhu cầu theo ngành IT của sinh viên đại học là rất lớn.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.