Để giải thích cách làm này, chuyên gia kỹ thuật từ một hãng ắc-quy Nhật Bản tại Việt Nam cho biết, đấu nối như thế để tránh xảy ra những rủi ro cụ thể như dưới đây:
1. Tránh thiếu mass (cản dòng khởi động).
Thực tế cực âm ắc-quy, khung sườn xe, phần mass của bộ khởi động là một khối kết nối. Nhưng ắc-quy và sườn xe nối thông qua dây mass, tiết diện dây mass nhỏ hơn nhiều so với sườn xe, vì thế sẽ cản dòng khởi động, làm cho xe được cứu hộ khó khởi động.
2. Tránh giảm điện áp (giảm vol, sụt áp), giúp xe dễ khởi động hơn.
Ắc quy xe hết điện có điện áp rất thấp (dưới 12V) so với ắc-quy xe cứu hộ. Khi đấu nối trực tiếp cực âm với cực âm sẽ làm giảm một phần điện áp của ắc-quy cứu hộ. Nếu đấu cực âm với sườn xe sẽ tránh trường hợp này vì thực tế dây mass giữa ắc-quy và sườn xe (xe hết điện) có một giá trị điện trở nhất định.
3. Tránh trường hợp chạm chập, gây nổ ắc-quy.
Khi khởi động, ắc-quy sinh ra khí hydro, nếu gặp tia lửa điện sẽ dễ gây cháy nổ. Do đó nếu đấu thẳng vào cọc âm bình ắc-quy có thể hư bình và các bộ phận dùng điện trên xe.
Lưu ý: phải kẹp chắc chắn vào nơi không có sơn. Không kẹp vào chỗ có nhựa, cao su và sơn.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.