Đối tượng tuyển thẳng là Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học;
Người đã trúng tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ, chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ được xem xét nhận vào học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được tuyển thẳng có nguyện vọng, Học viện sẽ xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức;
Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kĩ thuật quốc tế đã tốt nghiệp trung học được tuyển thẳng vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh.
Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp trung học, được tuyển thẳng vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo đúng ngành hoặc ngành gần của môn mà thí sinh đã đoạt giải.
Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Giám đốc Học viện căn cứ vào kết quá học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo đề xem xét, quyết định cho vào học.
Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại Học viện: Giám đốc Học viện căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của Học viện để xem xét, quyết định cho vào học.
Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú) theo quy định được xét tuyển thẳng và phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức.
Đối với thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia và đã tốt nghiệp trung học, sau khi hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia, có kết quả thi đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định, Giám đốc Học viện xem xét, quyết định cho vào học.
Học viện tuyển thẳng không hạn chế số lượng theo các ngành sau: Ngành Báo chí – chỉ tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Ngữ văn;
Ngành Lịch sử: Chỉ tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử; ngành Ngôn ngữ Anh chỉ tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh; ngành Kinh tế chỉ tuyển thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia môn Toán.
Ưu tiên xét tuyển: Không quá 2 chỉ tiêu cho mỗi chuyên ngành đang được tổ chức đào tạo tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Thí sinh tham dự tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền cần thỏa mãn các điều kiện: Có kết quả xếp loại học lực từng năm học trong 3 năm THPT đạt 6,0 trở lên; hạnh kiềm 3 năm THPT xếp loại khá trở lên; điểm trung bình chung 4 môn thi xét công nhận tốt nghiệp THPT trong kỳ thi THPT quốc gia đạt 6,0 trở lên (thang điểm 10).
Thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển vào ngành Báo chí phải tham dự kỳ thi năng khiếu báo chí tại Học viện và đạt điểm 6 trở lên (thang điểm 10).
Theo Giaoducthoidai
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.