Lý do đường cao tốc thường không có đèn

Lái xe an toàn 23/02/2019 06:02

Khi đi trong phố, đèn đường giúp chúng ta quan sát, nhìn rõ các phương tiện, nhưng tại sao trên cao tốc nơi các phương tiện di chuyển với tốc độ cao lại không có đèn đường hay chỉ có tại một số điểm nhất định. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Khó quan sát

khoquansat-1548950289

Đèn cao áp thường có chỉ số màu thấp, ánh sáng mà mắt người tiếp nhận thường có màu vàng cam và có sự sai lệch lớn với các màu khác. Việc sai lệch này khiến người lái khó quan sát, và tốc độ nhận biết các vật thể, các biển báo, làn đường, chướng ngại vật trở nên chậm hơn bình thường dễ dẫn đến việc phản xạ chậm. Một điều nữa, không gian quan sát trên cao tốc rất rộng, nên đèn đường với chỉ số màu thấp khó phát huy hết hiệu năng phát sáng.

Dĩ nhiên, khi đi trong phố, thường di chuyển với tốc độ không cao nên hệ thống đèn chiếu sáng không ảnh hưởng nhiều đến người lái. Điều này chỉ đúng khi chúng  ta di chuyển trên cao tốc với tốc độ cao.

Hiện tượng tán xạ ánh sáng

 

tanxaanhsang-1548950311.

Việc lái xe tốc độ cao trong đêm, khiến mắt người thường xuyên hoạt động ở mức độ cao. Và việc tiếp nhận thêm nhiều ánh sáng khác nhau trong thời gian dài liên tục sẽ gây mỏi mắt, dễ dẫn đến việc bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tán xạ ánh sáng, tài xế sẽ nhận thấy dường như đoạn đường nào cũng giống nhau, khả năng nhận diện khoảng cách giữa xe phía trước trở nên kém hơn lâu dần dẫn đến việc suy giảm thị lực.

Hệ thống phản quang hiệu quả hơn

Khả năng phản xạ, tập trung của tài xế ở những đoạn đường tối thường tốt hơn so với đường có đèn. Chính vì thế, không những ở Việt Nam mà các đoạn cao tốc ở trên thế giới đều sử dụng hệt thống các thiết bị phản quang để dẫn đường, cảnh báo cho tài xế.

he-thongphanquan-1548950325

Các thiết bị phản quang gần tại các lan can lề đường, giải phân các, khi ánh sáng từ đèn xe chiều vào, chúng sẽ phát sáng với cường độ tốt hơn nhiều lần so với đèn cáo áp. Nếu ở các đường thẳng,  khả năng nhận diện từ các thiết bị phản quang có thể lên tới 500m tùy thuộc hiệu năng của đèn xe ô tô.

Hiện nay, không chỉ ở riêng Việt Nam mà cả ở thế giới, người ta còn sử dụng các biển báo và vạch kẻ đường bằng loại sơn phản quang với kích thước đủ lớn, giúp tài xế nhận biết từ xa khi đang chạy với tốc độ cao.

Ngay cả ở nước ngoài, như Mỹ, Đức, Nhật hay tuyến cao tốc không giới hạn tốc độ Autobahn đều sử dụng các thiết bị phản quang thay cho đèn chiếu sáng vì đây là tiêu chuẩn chung trên toàn thế giới chứ không riêng tại Việt Nam.

Tuy nhiên ở các trạm thu phí đều buộc phải sử dụng đèn chiếu sáng vì theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 5729/2012 bắt buộc phải có hệ thống đèn chiếu sáng tại hay nơi là trạm thu phí và trong đường hầm. Ngoài ra, ở những nơi giao cắt, các tuyến đường nhập cao tốc. hay trạm phục vụ kỹ thuật. dừng chân thường có đèn chiếu sáng như một tín hiệu nhận diện cho người lái.

Ý kiến của bạn

Bình luận