Để hoàn thành cây cầu đặc biệt này, đội máy bay không người lái được trang bị các cuộn dây Dyneema, và theo những gì đã được “dạy”, chúng sẽ di chuyển qua lại giữa 2 giàn giáo, từ đó tạo thành một cái cầu hoàn chỉnh.
Được biết Dyneema là loại dây được làm từ polyethylene, vốn có trọng lượng phân tử cực kỳ cao và thường được dùng trong khá nhiều thứ như chăn hay những tấm bảng chống đạn. Mỗi mét dây này nặng chỉ 7 gram và loại có đường kính 4 mm có thể chịu tải lên đến 1.300 kg. Điều này khiến nó trở thành vật liệu lý tưởng cho những công trình được xây dựng trên không.
Trong công trình nói trên, nhiệm vụ của con người chỉ là đo đạc chính xác khoảng cách giữa 2 giàn giáo, là điểm tựa của cây cầu. Còn lại là nhiệm vụ của những chiếc drone. Kết thúc việc xây dựng, có tổng cộng 120 mét dây được sử dụng cho cây cầu với chiều dài khoảng 7,4 mét.
Về việc vì sao các máy bay kia có thể thực hiện chính xác từng thao tác để hoàn thiện cây cầu, các nhà khoa học đến từ Viện ETH Zürich cũng có giải thích. Cụ thể là trước khi bắt tay vào quá trình dựng cầu, một hệ thống chụp chuyển động đã vạch ra đường bay chi tiết cho máy bay. Hệ thống này có khả năng định vị được từng chiếc drone, tính toán việc phải mắc dây thừng ra sao và tạo ra một thuật toán máy tính. Thuật toán này sau đó được chuyển đến drone thông qua kết nối mạng không dây.
Nhận được lệnh, đội máy bay drone sẽ lập tức tiến hành xây cầu cho đến khi kết thúc nhiệm vụ. Theo các nhà nghiên cứu, đây là lần đầu tiên máy bay không người lái chứng tỏ chúng còn thể tự chủ trong việc xây dựng một công trình phục vụ cho con người.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.