Đây là một đòn giáng mạnh vào nỗ lực cạnh tranh của Trung Quốc với hai hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới Airbus và Boeing.
C919 được thiết kế phần thân hẹp có thể chở từ 156 tới 168 hành khách và được kỳ vọng là đối thủ cạnh tranh với Airbus A320 và Boeing 737. Chuyến bay thử nghiệm của C919 sẽ lùi sang đầu năm 2016 thay vì cuối năm 2015 như kế hoạch ban đầu.
Điều đó có nghĩa C919 sẽ xuất xưởng chậm hơn và lạc hậu hơn về công nghệ so với các phiên bản cải tiến với động cơ được nâng cấp của A320 và Boeing 737 dự kiến đưa vào sử dụng trong hai năm tới.
Comac đã nhận được đơn đặt hàng với tổng cộng 450 chiếc C919, chủ yếu từ các hãng hàng không Trung Quốc và các công ty cho thuê máy bay được ngân hàng và tổ chức tài chính Trung Quốc hỗ trợ vốn. Việc chậm tiến độ sẽ khiến C919 ít có khả năng gây tác động lên thị trường quốc tế.
Trung Quốc xác định sự phát triển của ngành công nghiệp hàng không vũ trụ là chìa khóa để tăng trưởng kinh tế, trong đó C919 và các thương vụ mua bí quyết công nghệ là trọng tâm của chiến lược này.
Phần lớn hệ thống điều khiển máy bay của Comac được mua từ nhà cung cấp quốc tế như Honeywell, United Technologies – một công ty con của Goodrich, Rockwell Collins và Parker Aerospace.
Chiếc máy bay sau đó sẽ phải trải qua các bài kiểm tra thực địa trong vài tháng, và điều này càng đẩy tiến độ chương trình bay thử nghiệm chậm lại.
Các công ty con của AVIC, tập đoàn hàng không vũ trụ quốc doanh của Trung Quốc, đang sản xuất các phần chính của C919 như thân máy bay, cánh và đuôi tại các nhà máy trên khắp đất nước. Những công ty này đã có nhiều năm kinh nghiệm là nhà cung ứng cho Airbus và Boeing.
Bắc Kinh đã mời nhiều nhà cung cấp trong số này tham gia liên doanh với các công ty Trung Quốc và Bắc Kinh hy vọng cuối cùng các công ty Trung Quốc sẽ có khả năng tự sản xuất các hệ thống và linh kiện.
Kỹ sư Trung Quốc lên ý tưởng và phát triển C919, song Comac cũng thuê một số cựu nhân viên của các công ty hàng không vũ trụ Mỹ và châu Âu để hỗ trợ chương trình.
Chứng chỉ của Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) sẽ cho phép C919 tham gia thị trường nước này. Tuy nhiên, Comac cũng đang tìm kiếm chứng chỉ của Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ (FAA) để cải thiện vị thế của C919 trên thị trường quốc tế và thu hút khách hàng bên ngoài Trung Quốc.
Airbus dự báo Trung Quốc sẽ cần hơn 5.300 máy bay thương mại mới trong giai đoạn từ 2014 đến 2033, chiếm 17% tổng nhu cầu của thế giới, và Trung Quốc sẽ trở thành thị trường hàng không dân dụng nội địa và quốc tế lớn nhất thế giới.
Theo VnEconomy
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.