Máy bay VVA-14 cổ đại của Không quân Nga

Sản phẩm 01/01/2017 05:43

Một trong những mẫu máy bay kì lạ nhất từng xuất hiện.

photo-3-1482392638312
 

Vào những năm 1970, Liên bang Soviet đã phát triển một chiếc máy bay lên thẳng có khả năng hạ cánh và cất cánh trên mặt nước, chú vịt biển sắt này mang tên VVA-13. Nó là một chiếc phi cơ đầy hứa hẹn với khả năng cất cánh trên cả đất liền và mặt nước, tốc độ cao và khả năng bay được rất xa. Bên cạnh đó, nó còn có thể bay lướt trên mặt nước nhờ một hệ thống “đệm khí động học”.

VVA-14 được thiết kế bởi nhà thiết kế gốc Ý, ông Robert Bartini, với mục đích chính là tiêu diệt tàu ngầm tên lửa Polaris của Hải quân Hoa Kỳ. Sau một thời gian dài nghiên cứu và thử nghiệm, mẫu VVA-14 đầu tiên được hoàn thiện vào năm 1972 và nó lần đầu tiên được cất cánh vào ngày 4 tháng 9 năm 1972.

Năm 1974, chiếc máy bay được gắn thêm thuyền phao có thể thổi phồng được, mặc dù thiết kế mới này gây ra nhiều vấn đề cho chiếc máy bay. VVA-14 được thử nghiệm tốc độ bay trên mặt nước và thử nghiệm khả năng nổi trước khi được thử nghiệm hoàn chỉnh lần cuối cùng vào ngày 11 tháng 6 năm 1975.

Trong khoảng thời gian đó, một số thay đổi khác cũng được thêm vào như phao nổi có thể thổi phồng được thay bằng phao thông thường, tăng chiều dài thân máy bay cũng như thay đổi thiết kế động cơ. Rất nhiều sự thay đổi diễn ra và người Nga cũng đã đổi luôn tên chiếc máy bay thành 14M1P.

Tuy nhiên, đội ngũ phát triển hệ thống cung cấp năng lượng cho 12 động cơ RD-36-35PR đã không hoàn thành công việc, vì thế khả năng cất cánh lên thẳng của chiếc phi cơ này không được hoàn thiện.

Khi mà nhà thiết kế Bartini mất vào năm 1974, tiến độ phát triển của dự án chậm hẳn lại và dần dừng hoàn toàn. Tổng cộng, con vịt biển sắt VVA-14 này đã bay được 7 chuyến tất cả, với tổng giờ bay vỏn vẹn 103 tiếng.

Chiếc VVA-14 mang số hiệu 19172 là chiếc duy nhất còn tồn tại tới ngày nay, nó đã được tháo dỡ và “cho về hưu” vào năm 1987. Hiện nó đang nằm tại Bảo tàng Phòng không trung tâm đặt tại Monino, Nga, được đánh số hiệu 10678 và mang tên Aeroflot.

Ý kiến của bạn

Bình luận