Một thiết bị lọc khí hiện đại trên đường phố New Delhi. |
Thiết bị do Công ty Systemlife của Italia chế tạo, có thể lọc tới 10.000m³ khí mỗi giờ để trả lại bầu không khí trong lành cần có cho môi trường xung quanh. Các chất khí gây ô nhiễm như bụi khói, carbon dioxide (CO2) và nitơ oxít (NO2) được tự động lọc qua nhiều lớp phễu chuyên dụng, còn các tạp chất cứng lẫn trong không khí được lưu giữ trong khoang chứa chất thải để công nhân vệ sinh định kỳ thu gom. Nguyên tắc vận hành của thiết bị giống như một chiếc máy hút bụi chân không khổng lồ, không khí bẩn sẽ được hút vào rồi lọc lần lượt qua 5 cấp độ, trước khi trả lại môi trường lượng khí trong lành vốn có.
Tổng trọng lượng của thiết bị lọc khí hiện đại này là 7 tấn, được vận hành bằng lưới điện 3 pha với giá thành là 25 triệu rupi (đơn vị tiền tệ Ấn Độ), tương đương 551.000USD cùng công lắp đặt miễn phí. "Tiền bạc không thành vấn đề, điều quan trọng nhất là sức khỏe của người dân" - bà Rajni Abbi - Thị trưởng New Delhi khẳng định với báo giới.
Cơ quan Bảo vệ môi trường quốc gia (AEPN) thân chinh giám sát việc vận hành thiết bị do Hãng Systemlife cung cấp, nếu mang lại kết quả khả quan sẽ triển khai lắp đặt đại trà trên các con đường ngoại ô có mật độ giao thông cao, cũng như tại các khu công nghiệp thường xuyên bị ô nhiễm trên địa bàn thủ đô Ấn Độ.
Theo các chuyên viên thuộc Công ty Systemlife, thì thiết bị lọc không khí rất phù hợp với các đô thị đông dân ở các nước đang phát triển. Còn tại các nước phát triển cụ thể là ở Tây Ban Nha đã lắp đặt tại 26 địa điểm ô nhiễm trầm trọng, ở Italia thiết bị đã xuất hiện tại 7 thành phố cách biệt nhau bao gồm cả thủ đô Rome, còn ở Liên bang Thụy Sĩ là 6 thành phố và thị trấn đã tiến hành lắp đặt thiết bị này.
Được biết, thủ đô New Delhi và trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ nằm trong danh sach 25 đô thị ô nhiễm nhất hành tinh do tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.