ảnh minh họa |
Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho thấy tình trạng ô nhiễm môi trường đã khiến khoảng 7 triệu người thiệt mạng mỗi năm. Khoảng 9/10 người trên toàn cầu tiếp xúc với môi trường ô nhiễm dẫn đến các bệnh ung thư hay tim mạch.
Trong đó, tình trạng ô nhiễm không khí cao nhất nằm quanh khu vực Đông Địa trung hải và Đông Nam Á. Một số vùng trong 2 khu vực này thậm chí có mức độ ô nhiễm cao gấp 5 lần giới hạn của WHO, gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là người nghèo.
Tỷ lệ những nguyên nhân tử vong do ô nhiễm không khí: 21% viêm phổi, 20% tai biến mạch máu não, 34% bệnh tim mạch, 19% bệnh tắc nghẽn phổi, 7% ung thư phổi
Không chỉ khói bụi ngoài đường mới giết chết con người, số liệu của WHO cho thấy khoảng 3 tỷ người trên thế giới đang hít thở khói bếp và các chất đốt khác, gây ra những căn bệnh di truyền hay bệnh đường hô hấp. Ước tính của WHO cho thấy sự ô nhiễm từ sinh hoạt của các hộ gia đình đã khiến khoảng 3,8 triệu người thiệt mạng trên toàn cầu.
Điều trớ trêu là những nước công nghiệp phát triển thải nhiều khói bụi lại là những quốc gia có tỷ lệ ô nhiễm ít nhất do chính phủ ý thức được tác hại của môi trường bẩn đến cuộc sống người dân. Ví dụ như ở Anh, chính quyền London đã đóng cửa các lòa nhiệt điện bằng than để chuyển qua nguồn năng lượng sạch khác, qua đó hạ mức ô nhiễm không khí của nước này xuống mức thấp kỷ lục năm 2016.
Tại Anh, ô nhiễm không khí khiến khoảng 40.000 người thiệt mạng và khiến nền kinh tế này thiệt hại khoảng 20 tỷ Bảng (27,5 tỷ USD) mỗi năm.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.