Mối nguy môi trường sau mưa lũ và hành động của ngành GTVT

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 19/11/2020 07:24

Thời gian qua, các cơn bão dồn dập đổ bộ và gây thiệt hại lớn tại các tỉnh miền Trung. Không chỉ nhiều cơ sở hạ tầng bị phá hủy mà nguy cơ về dịch, bệnh do ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước là mối nguy rất lớn.


 

1
Nhân viên Trung tâm Y tế dự phòng huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình tiến hành khử khuẩn nước sinh hoạt bằng dung dịch Cloramin B cho người dân. Ảnh: TTX

Chủ động phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh, ô nhiễm môi trường

Nguyên nhân dẫn đến các loại dịch, bệnh là do khi bão, lụt xảy ra trên diện rộng, các mầm bệnh dễ lây lan theo nguồn nước. Thêm vào đó, sự di chuyển của người dân, nhất là những người bệnh cũng dễ làm tăng khả năng lây truyền các mầm bệnh. Ngoài ra, do quá mệt mỏi trong thời gian bão lụt nên sức đề kháng của con người giảm, là điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản của các vật chủ và trung gian truyền bệnh, khiến cho các bệnh truyền nhiễm như tiêu chảy, thương hàn... rất dễ lây lan ở cộng đồng. Trong khi ở các vùng bão lụt, các dịch vụ vệ sinh sẵn có nhưng không đáp ứng được nhu cầu của người dân.Chính vì vậy, sau khi bão tan, nước rút, cùng với việc khắc phục những thiệt hại do bão, lũ gây ra như: đường sá, cầu cống, điện, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống thì một việc cũng hết sức quan trọng cần được triển khai sớm là thực hiện ngay các biện pháp xử lý nguồn nước, môi trường nhằm tránh sự ô nhiễm, phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Tại những nơi bị ảnh hưởng của bão lụt, triển khai phương châm “nước rút đến đâu làm vệ sinh tới đó”. Cấp ủy đảng, chính quyền các cấp cần tập trung chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế trong công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước tại các khu vực dân cư như: xử lý các nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt; xử lý rác thải; phân gia súc, gia cầm, xác súc vật bị chết..., nhất là thực hiện ngay vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh nguồn nước, môi trường tại các hộ gia đình và các khu vực cộng đồng dân cư.Đợt mưa lũ ở miền Trung vừa qua, Tổng cục Môi trường đã có văn bản gửi đến các địa phương hướng dẫn công tác xử lý môi trường sau lũ. Tuy nhiên, mưa lũ dồn dập đã gây khó khăn cho các địa phương trong công tác vệ sinh môi trường.Ðối với người dân bị ảnh hưởng bão lũ cần thực hiện nghiêm các quy định cũng như hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về vệ sinh nguồn nước, vệ sinh môi trường, nhất là trong việc dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, khu vực giếng nước, khu vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi của gia đình, chôn xác động vật đúng nơi quy định. Người dân cần thực hiện nghiêm túc vệ sinh ăn, uống; các loại thực phẩm phải được nấu chín trước khi ăn, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, nên ăn ngay sau khi nấu, cũng như bảo quản thức ăn, nước uống đúng cách; xử lý triệt để nguồn nước phục vụ sinh hoạt, bảo đảm được khử trùng khi sử dụng và đun sôi trước khi uống...

Ngành GTVT tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ tại miền Trung

Để chủ động ứng phó với diễn biến phức tạp của mưa lũ trong những ngày tới, Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục ĐBVN chỉ đạo các đơn vị chủ động thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng thường xuyên các tuyến đường bộ, các công trình thoát nước luôn thông thoát, hệ thống báo hiệu đầy đủ, rõ ràng. Công tác khắc phục hậu quả mưa, lũ và đảm bảo giao thông thông suốt, phải đảm bảo an toàn cho người, thiết bị thi công, cho các hạng mục công trình, đặc biệt lưu ý các công trình ở miền núi hay có lũ quét đột xuất, đất bão hòa nước dễ bị sụt lở; tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực nhanh chóng khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra trên các tuyến quốc lộ trọng điểm; kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, các cầu yếu… để kịp thời sửa chữa, khắc phục đảm bảo giao thông phục vụ công tác vận chuyển hàng cứu trợ và tìm kiếm cứu nạn, đồng thời bảo đảm an toàn cho người dân.Tổng cục ĐBVN chỉ đạo Cục Quản lý đường bộ II, III và IV chủ trì, phối hợp với các sở GTVT, các lực lượng chức năng của địa phương tổ chức trực, phân luồng giao thông, cử người canh gác, cắm phao tiêu, rào chắn, báo hiệu ở những vị trí bị ngập nước, ngầm tràn, đoạn đường bị đứt, đoạn đường bị sạt lở, kiên quyết không cho phép người và phương tiện đi vào những vị trí này, nhằm đảm bảo tuyệt đối ATGT cho người, phương tiện trên các tuyến quốc lộ.Cục Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm ngặt chế độ tuần tra, chốt gác các công trình, vị trí xung yếu, khu vực trọng điểm như: cầu, đường yếu, dễ bị ngập nước; khu vực hay xảy ra lũ quét, các đoạn đường đèo dốc, đá rơi, đất sụt, các khu vực đường sắt ở phía hạ lưu đê, đập thủy lợi, hồ chứa nước...; chỉ đạo các đơn vị nhanh chóng tập trung vật tư, thiết bị và nhân lực khắc phục hậu quả do mưa, lũ gây ra và đảm bảo giao thông thông suốt, phải đảm bảo an toàn cho người, thiết bị thi công, cho các hạng mục công trình; cần đặc biệt chú ý các công trình ở khu vực miền núi hay có lũ đột xuất.Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cần đôn đốc các đơn vị quản lý đường thủy nội địa kịp thời sửa chữa, bổ sung phao tiêu, biển báo bị hư hỏng do bão, mưa, lũ gây ra; kiểm kê, rà soát phương tiện phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn như tàu, thuyền, ca-nô, phao, bè, cọc neo, trụ neo và phao neo, đảm bảo sẵn sàng ứng cứu; chỉ đạo các đơn vị tổ chức điều tiết hướng dẫn đảm bảo giao thông, chống va trôi cho các cầu trong và sau mưa, lũ ở những vị trí trọng yếu trên các tuyến đường thủy nội địa quốc gia. Các sở GTVT phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, Cục Quản lý đường bộ và các đơn vị quản lý và sửa chữa đường bộ, đường sắt... tiến hành khắc phục sự cố do mưa, lũ gây ra; tiến hành phân luồng, đảm bảo giao thông khắc phục hậu quả bước 1 trên các quốc lộ ủy thác và đường địa phương.Bộ GTVT yêu cầu lãnh đạo Tổng cục ĐBVN, các cục tổ chức các đoàn kiểm tra công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra.

Ý kiến của bạn

Bình luận