Tóm tắt: Đội tàu hàng khô tổng hợp của Việt Nam trong một số thập kỷ qua đã phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của phương thức vận tải hàng hóa tiên tiến “từ cửa tới cửa” bằng container và phương tiện vận tải container chuyên dụng trên phạm vi toàn cầu, đội tàu đó của Việt Nam đã trở lên lạc hậu, khó tìm được nguồn hàng trên thị trường vận tải quốc tế. Đội tàu đông đúc đó cùng nhau tham gia khai thác trên thị trường vận tải biển nội địa nhỏ bé đã làm môi trường cạnh tranh trong nước trở lên rất căng thẳng, hầu hết các doanh nghiệp vận tải biển bị lâm vào tình trạng thua lỗ nặng nề hoặc hiệu quả sản xuất kinh doanh rất thấp. Qua bài báo này, tác giả tập trung phân tích tình hình đội tàu vận tải biển Việt Nam nói chung đội tàu vận tải hàng khô nói riêng; đồng thời phân tích xu thế phát triển đội tàu hàng khô trên thế giới và khu vực. Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm hợp lý hóa việc đầu tư và khai thác đội tàu hàng khô của nước nhà.
Abstract: The general cargo shipping fleet of our country has been developing quickly during some recent decades, however, in the conditions of the rapid development of the advanced transport modal that is “door to door” modal with the use of container transport means, the general cargo ships become backward. It is difficult to arrange trips for those ships on the international maritime market. In this article, the author analyses the status of the general cargo fleet of Vietnam and analyses the development trend of the same type of ship on the world as well as in the ASEAN region. Basing on the analysis, the author proposes some solutions for rationalizing the investment and the exploitation of the general cargo shipping fleet of Vietnam.
Đội tàu vận tải biển Việt Nam hiện nay đông về số lượng và đa dạng chủng loại. Tính đến ngày 28/2/2014, đội tàu biển Việt Nam có khoảng 1.624 tàu với tổng trọng tải khoảng 7.244.817 tấn. Trong đó, có khoảng 450 tàu hoạt động tuyến quốc tế có trọng tải từ 500 trở lên, số tàu hàng tổng hợp có khoảng 936 tàu [1]. Tàu Việt Nam khai thác trên các tuyến nước ngoài rất khó khăn một phần vì khan hiếm nguồn hàng, phần vì những quy định quốc tế về hàng hải rất ngặt nghèo đối với tàu cũ, lạc hậu. Những tháng đầu năm 2014, tại khu vực Tokyo-Mou, có 8 lượt tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại các cảng, tỷ lệ lưu giữ là 5,26%. Tàu bị lưu giữ chủ yếu là tàu chở hàng tổng hợp và tàu hàng rời [1].
Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 6/2014
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.