Một số mẹo tránh bị lừa đảo khi mua xe trực tuyến |
Ngày càng có nhiều người mua hàng qua Internet, bên cạnh đó, cũng không ít kẻ lừa đảo kiếm lời từ những người không phòng vệ qua con đường này. Những năm gần đây, việc mua ô tô trực tuyến, đặc biệt là xe đã qua sử dụng đang ngày càng phổ biến. Các hành vi lừa đảo cũng vậy. Những tin quảng cáo giả, người mua trả tiền thật, và rồi "bùm", số tiền tan biến vào hư không.
Theo báo cáo thường niên của Trung tâm tiếp nhận khiếu nại về tội phạm Internet, lừa đảo trong mua bán ô tô chiếm 12% số vụ lừa đảo khi mua hàng trực tuyến, gây ra tổng thiệt hại 64 triệu đô la Mỹ cho người mua. Dependable Auto Shipper (DAS), một trong những nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển xe lớn nhất thế giới, mong muốn mọi người nhận thức được mức độ rủi ro to lớn của những hành vi lừa đảo này.
John Roehll, phó giám đốc điều hành và đồng sở hữu của DAS cho biết: "Vận chuyển phương tiện cho người tiêu dùng trực tuyến là hoạt động kinh doanh quan trọng của chúng tôi và chúng tôi nhận được đến hàng trăm cú điện thoại mỗi tháng từ nạn nhân của các vụ lừa đảo. Chúng tôi muốn giúp người tiêu dùng nâng cao nhận thức, cảnh giác với những kẻ lừa đảo và bảo vệ họ trước các hành vi lừa đảo trực tuyến."
DAS cho biết những kẻ lừa đảo gài bẫy nạn nhân với mức giá cực rẻ và lời hứa hẹn sử dụng dịch vụ vận chuyển để giao xe. Chúng sẽ bịa ra một số lý do để yêu cầu thanh toán ngay. Các nạn nhân sẽ gửi khoản thanh toán không thể phục hồi cho một chiếc xe không tồn tại.
Theo thống kê của Trung tâm tiếp nhận khiếu nại về tội phạm Internet, số tiền trung bình bị mất trong một vụ lừa đảo như vậy là 3.700 USD.
DAS đã đưa ra 5 lời khuyên bạn nên làm theo để tránh bị lừa:
1. Không bao giờ chuyển khoản ngân hàng qua điện thoại
Các đại lý hợp pháp sẽ không bao giờ yêu cầu chuyển khoản ngân hàng qua điện thoại. Nếu bạn đang giao dịch với người bán tư nhân, hãy yêu cầu một hình thức thanh toán khác. Kẻ lừa đảo yêu cầu chuyển khoản ngân hàng qua điện thoại vì thực chất, hình thức này giống như gửi tiền mặt qua thư. Một khi tiền đã chuyển đi thì không thể lấy lại.
2. Nói chuyện qua điện thoại
Người bán viện cớ không nói trên điện thoại là một dấu hiệu. Bằng cách nói chuyện với người bán (không tính email), bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về lý lịch của người bán cũng như quá trình hoạt động kinh doanh.
3. Không vội vàng
DAS đã đưa ra 5 lời khuyên bạn nên làm theo để tránh bị lừa |
Nếu người bán nói công ty vận tải đang giữ xe và sẽ gửi ngay khi nhận được thanh toán, hãy dành thời gian gọi cho công ty đó để xác nhận hợp đồng. Những kẻ lừa đảo thường thúc giục nạn nhân nhanh chóng thanh toán bằng những câu chuyện bịa đặt hoặc ra giá thực sự thấp. Bạn phải thật cẩn thận trước khi đưa ra quyết định mua sắm lớn như vậy.
4. Kiểm tra thông tin cẩn thận
Trong loạt ảnh xe không có lấy một tấm nào nhìn thấy biển số cũng có thể là dấu hiệu lừa đảo. Nếu có hình ảnh, hãy đảm bảo màu sắc, thân xe và các tính năng nổi bật khác phù hợp với mô tả.
5. Lấy báo cáo CARFAX của riêng bạn
Những kẻ lừa đảo thường sử dụng báo cáo CARFAX của những chiếc xe có thật cho những chiếc xe ảo của chúng. Bạn nên yêu cầu báo cáo lịch sử của chiếc xe cần mua. Luôn nhớ kiểm tra xem giấy đăng ký hoặc biển số xe có đúng với tên người bán hay không.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.