Quốc kì Iran tại một giếng dầu. Ảnh: Getty |
Trong vòng 4 năm, từ năm 2012 đến năm 2015, các công ty châu Á đã gặp khó bởi yêu cầu từ phía Mỹ về việc họ phải giảm bớt hoạt động kinh doanh với Iran và giảm cả nhập khẩu dầu từ nước này, nếu không sẽ phải chịu sự trừng phạt từ phía Mỹ.
Chưa đầy 3 năm kể từ khi các biện pháp trừng phạt được dỡ bỏ bằng một thỏa thuận hạt nhân đa phương lịch sử, các biện pháp đó chuẩn bị trở lại.
Lần này, chính phủ các nước châu Á cần phải phản công lại bằng sức mạnh chính trị của họ thay vì chỉ tuân thủ đơn thuần.
Thực tế là Mỹ đã muốn thay đổi thỏa thuận hạt nhân Iran dù cơ quan giám sát hạt nhân quốc tế không ngừng xác minh rằng Iran đã hoàn toàn tuân thủ với những quy định về chương trình hạt nhân nước này, Mỹ sử dụng lời đe dọa trên như một thứ để mặc cả. 5 bên còn lại bao gồm Anh, Pháp, Đức, Nga và Trung Quốc cũng lên tiếng xác nhận về sự tuân thủ của Iran.
Phía Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã quyết định sử dụng quyền lực của mình để ngăn các công ty châu Âu không cần thiết phải tuân thủ với lệnh trừng phạt từ phía Mỹ chống Iran. Dù lệnh trừng phạt đó có hiệu quả đến thế nào, Mỹ cần phải hiểu rằng không giống với nhiều lần trừng phạt trước đây vốn nhận được sự ủng hộ của quốc tế, lần này, Mỹ đang hành động một mình.
Bốn nước tiêu thụ dầu lớn nhất châu Á bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc tiêu thụ khoảng gần 3/4 lượng dầu thô xuất khẩu của Iran, tương đương khoảng 2,2 triệu thùng dầu/ngày. Tính từ khi lệnh trừng phạt chống Tehran được gỡ bỏ trước đây, tổng lượng dầu mua từ Iran của 4 nước này tăng gần 500 nghìn thùng/ngày. Các nước trên chắc chắn sẽ bị Mỹ tạo sức ép giảm mua dầu từ Iran.
Ở hiện tại, chính phủ các nước châu Á đang phải chịu đựng hậu quả không mong muốn từ việc Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, bởi tiền nhập khẩu dầu tăng cao, dòng tiền ngoại hối chảy ra ngoài nhiều hơn khi giá dầu lên cao nhất từ tháng 11/2014. Các công ty lọc dầu ở Nhật và Ấn Độ đang phải chịu đựng nhiều hậu quả xấu khi đồng yên và đồng rupee yếu đi so với đồng USD trong những tháng gần đây.
Phía Mỹ đồng thời cũng sẽ gây sức ép buộc nhiều nước phải giảm đầu tư vào lĩnh vực dầu và khí đốt tại Iran. Đầu tư tại Iran đã ì ạch tăng lại từ năm 2016, chủ yếu với sự tham gia của nhóm các công ty đến từ Trung Quốc, Ấn Độ và châu Âu.
Theo quy định trừng phạt từ phía Mỹ, họ sẽ nhắm vào những đối tượng có kinh doanh với ngành năng lượng và vận tải Iran cũng như Ngân hàng Trung ương Iran, quy định sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 4/11/2018. Như vậy các công ty sẽ có 6 tháng để thu hẹp các hoạt động có liên quan đến Iran.
Các biện pháp trừng phạt sẽ có thể theo cách cấm công ty đó tiếp cận với hệ thống tài chính Mỹ và ngăn công ty đó không được làm ăn với các doanh nghiệp Mỹ - hiếm doanh nghiệp quốc tế nào dám chấp nhận rủi ro này.
Các công ty châu Âu, trong đó có cả những công ty mua dầu Iran, nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng và khí đốt cũng như một số công ty vận tải lớn đã trở nên thận trọng có thể đã bắt đầu rút khỏi hoạt động kinh doanh ở Iran. Thế nhưng ít nhất Ủy ban châu Âu đã thể hiện quan điểm phản đối Mỹ.
Khi nước Mỹ lôi kéo các nước vào các cuộc đàm phán song phương về vấn đề Iran, giống như điều từng diễn ra trong những vòng đàm phán trước đây, chính phủ các nước cần phải phản đối việc giảm nhập khẩu dầu thô Iran bởi nó trái với mục tiêu chính sách ngoại giao của các nước cũng như cam kết với Tehran.
Họ cũng cần phải chỉ ra cho Washington biết rằng họ sẽ phải trả giá cho việc Mỹ rời khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran khi mà tiền nhập khẩu dầu tăng lên, cũng như chi phí dàn xếp các thỏa thuận mua dầu khác tăng.
Không giống châu Âu, sẽ thật khó có thể tưởng tượng về một châu Á thống nhất. Nhật và Hàn Quốc, vốn phụ thuộc vào sự hỗ trợ từ Mỹ, sẽ chấp nhận quy định hạn chế từ Mỹ. Như vậy, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ cần phải có quan điểm cứng rắn. Kết hợp với châu Âu, các bên sẽ có thể tạo ra sức ép thuyết phục Mỹ tìm giải pháp ngoại giao để thương thảo về yêu cầu của họ với Iran.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.