Để thực hiện hóa mục tiêu này, Na Uy cho biết đã bắt đầu áp đặt các quy định khắt khe nhằm đảm bảo việc thu mua công không "góp phần" gây gia tăng tình trạng phá rừng tại các vùng nhiệt đới.
Điều này có nghĩa rằng, Quốc hội Na Uy sẽ không còn trao những bản hợp đồng chi tiêu chính phủ này cho bất cứ công ty nào nhằm loại bỏ tình trạng phá rừng.
Mặc dù gỗ đã trở thành một sản phẩm quen thuộc trên toàn thế giới, từ đồ trang trí nội thất cho tới những chế phẩm sinh học. Tuy nhiên, chính phủ Na Uy đã quyết định sẽ không mua những sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ khai thác tại những cánh rừng nhiệt đới.
Theo Climate Action, dầu cọ, đậu nành và các sản phẩm chế biến từ gỗ khác được sản xuất chủ yếu tại 7 quốc gia có tỷ lệ phá rừng cao bao gồm Argentina, Bolivia, Brazil, Paraguay, Indonesia, Malaysia và Papua New Guinea. Những quốc gia này chiếm tới 40% trong tổng số rừng nhiệt đới bị chặt phá và 44% lượng phát thải khí nhà kính trong giai đoạn từ năm 2000-2011.
Theo Nils Hermann Ranum đến từ Rainforest Foundation Norway, tổ chức đã tham gia vận động bảo vệ rừng cho biết: "Đây là một chiến thắng quan trọng trong cuộc chiến bảo vệ các khu rừng nhiệt đới. Trong nhiều năm qua, một số công ty đã cam kết sẽ chấm dứt việc mua sắm các mặt hàng có nguồn gốc từ rừng. Tuy nhiên, các Chính phủ vẫn chưa có những cam kết tương tự. Do đó, việc một quốc gia như Na Uy lần đầu tiên cam kết không sử dụng các loại hàng hóa có nguồn gốc từ phá rừng quả rất đáng hoan nghênh".
Chưa dừng lại ở đó, Rainforest Foundation Norway đang tích cực kêu gọi các quốc gia khác trên thế giới cùng nhau chung tay thay đổi, đặc biệt là V.Q Anh và Đức. Đây là hai quốc gia đã cùng đặt bút ký vào bản thỏa thuận chung của Liên Hợp Quốc về vấn nạn phá rừng cùng với Na Uy tại New York, Mỹ hồi năm 2014.
Trong suốt nội dung bàn thảo của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu (COP) hai năm trước, ba quốc gia Châu Âu đã cùng nhau chia sẻ mong muốn "thúc đẩy cam kết quốc gia trong việc khuyến khích các chuỗi cung ứng ngừng phá rừng. Điều này bao gồm chính sách thu mua công và tạo nguồn cung bền vững cho các mặt hàng như dầu cọ, hạt đậu hành, thịt bò và gỗ".
Giờ đây, khi Na Uy đã là quốc gia đi tiên phong, họ cũng mong muốn các quốc gia khác cần thực hiện theo đúng bản cam kết đã ký.
Mặc dù cam kết trên của Na Uy đóng góp rất lớn cho môi trường và khí hậu, tuy nhiên quốc gia Bắc Âu này vẫn thực sự là một nguồn phát thải khí nhà kính đáng kể tại Châu Âu.
Hiện tại, Na Uy vẫn là một trong những nhà sản xuất dầu và khí đốt lớn nhất thế giới. Từ lâu, thiên nhiên đã ưu đãi cho quốc gia này một trữ lượng dầu khí khổng lồ tại Biển Bắc. Quốc gia này hiện đang chuyển hướng khai thác sang vùng viển Barents, nằm gần giáp với Bắc Cực.
Na Uy cũng là quốc gia khá mạnh tay trong việc ban hành các quyết định mới. Gần đây nhất, bốn chính đảng lớn của nước này đã thông qua một thỏa thuận, có thể sớm cụ thể hóa thành đạo luật trong thời gian tới về việc "cấm bán xe chạy xăng" tính tới năm 2026.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.