Tuy nhiên, Luật cũng quy định chức danh Tổng thư ký do Quốc hội bầu, miễn nhiệm. Vậy khi Luật bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2016 sẽ bầu chức danh này luôn, hay phải chờ đến kỳ họp giữa năm để Quốc hội bầu? Về việc này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị có thể để Thường vụ Quốc hội tạm cử người giữ chức danh này, sau đó đến kỳ họp giữa năm sẽ để Quốc hội bầu chính thức.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước đề nghị Hội đồng dân tộc và các ủy ban phải tham gia vào các hoạt động này ngay từ đầu, tránh tình trạng “ngồi chờ nhau” rồi cuối cùng lại đổ hết lên đầu Ủy ban Pháp luật. Ngoài ra các đoàn Đại biểu Quốc hội cũng có vai trò nên phải được tham gia.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng đề nghị cần có sự phân công công việc cụ thể, các Ủy ban hay Hội đồng dân tộc để triển khai thực hiện cho hiệu quả.
Cuối buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu chốt lại vấn đề với hai việc chính cần phải làm là rà soát, tổng kết việc thực hiện quy chế và ban hành văn bản mới thay thế nội quy đó.
Liên quan đến chức danh Tổng thư ký, ông Lưu cũng cho đây là vấn đề khó vì chưa biết áp dụng cơ chế nào. Một giải pháp tạm thời được nêu ra là có thể xin phép Quốc hội để Ủy ban Thường vụ tạm cử người giữ chức vụ này đến khi bầu chính thức.
Theo infonet
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.