Các dự án cấp bách sẽ được thực hiện để giải cứu giao thông khu vực sân bay Tân Sơn Nhất |
Điểm nóng ùn tắc ngày càng tăng trên các tuyến đường lân cận đến sân bay Tân Sơn Nhất. Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, sân bay Tân Sơn Nhất được thiết kế tiếp nhận 25 triệu lượt khách/năm.
1.380 tỷ đồng “giải cứu” Tân Sơn Nhất
Thế nhưng, đến cuối năm 2016, sân bay đã tiếp nhận hơn 26,5 triệu lượt khách. Vì vậy, các tuyến đường vào sân bay quá tải khiến nhiều người đến sân bay lo sợ trễ giờ bay.
Từ đề xuất của UBND TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý để TP.HCM thực hiện cơ chế đặc thù đầu tư xây dựng một số công trình cấp bách nhằm giảm ùn tắc giao thông tại khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Cụ thể, Thủ tướng cho phép TP.HCM thực hiện hai dự án gồm:
- Xây dựng hai cầu vượt tại nút giao thông đường Trường Sơn - Hồng Hà (Q.Tân Bình)
- Xây dựng cầu vượt tại nút giao thông Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm (Q.Gò Vấp) theo lệnh khẩn cấp.
Đồng thời, còn có 4 dự án mở rộng đường gồm:
- Mở rộng đường Hoàng Minh Giám đoạn gần đường Phổ Quang (Q.Phú Nhuận)
- Mở rộng đường Cộng Hòa (Q.Tân Bình) đoạn cạnh nút giao thông Lăng Cha Cả
- Mở rộng đường Hoàng Hoa Thám (Q.Tân Bình) đoạn từ Cộng Hòa vào sân bay
- Mở rộng đoạn đường Phan Thúc Duyện (Q.Tân Bình).
Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, tổng vốn đầu tư 6 dự án trên là 1.380 tỷ đồng.
Gần 5.000 tỷ đồng giảm ùn tắc khu cảng biển
Trong khi đó, sẽ có 14 dự án với tổng số vốn đầu tư là 4.995 tỷ đồng nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông nặng nề và kéo dài trên các tuyến đường Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định - Xa Lộ Hà Nội, Mai Chí Thọ...Trong đó, một số dự án đáng chú ý là:
- Xây dựng nút giao thông Mỹ Thủy (Q.2);
- Nâng cấp hoàn thiện đường vành đai phía Đông đoạn từ cầu Mỹ Thủy đến cầu Rạch Chiếc
- Xây dựng đường mới kết nối từ cảng Cát Lái đến đường vành đai 2.
Ngoài ra, Sở Giao thông vận tải cũng đề nghị Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc VN đầu tư xây dựng nút giao thông An Phú (giao lộ Lương Định Của - đường nối vào đường cao tốc TP.HCM - Long Thành Dầu Giây) (Q.2).
Có 14 dự án với tổng số vốn đầu tư là 4.995 tỷ đồng nhằm giải quyết tình trạngh ùn tắc giao thông khu vực Cát Lái |
Giảm kẹt xe ở trung tâm và cửa ngõ Sài Gòn
Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng cho biết sẽ triển khai thi công 55 công trình với tổng vốn đầu tư 32.200 tỷ đồng xây dựng các tuyến đường giao thông khu vực trung tâm và cửa ngõ TP.HCM. Trong đó, một số công trình đáng chú ý là:
- Xây dựng cầu vượt Ngã Sáu Gò Vấp (Q.Gò Vấp)
- Xây dựng cầu Nguyễn Văn Cừ kết nối đường Võ Văn Kiệt (Q.5, Q.8)
- Xây dựng cầu Nguyễn Tri Phương kết nối đường Võ Văn Kiệt (Q.5-Q.8)
- Xây dựng hầm chui nút giao thông An Sương (Q.12-Hóc Môn)
- Xây dựng cầu Nhị Thiên Đường 1 (Q.8).
Theo kế hoạch đầu năm 2017 sẽ làm đường vành 2 đoạn từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa - Quốc lộ 1 (Q.Thủ Đức) dài 2,7km.
Đến nay, đường vành đai 2 vẫn chưa hoàn thiện. Hiện còn 11,2km đường vành đai 2 (gồm 3 đoạn của 3 dự án) chưa thi công đang được UBND TP.HCM kêu gọi vốn đầu tư 22.609 tỉ đồng.
Xây cầu thay phà Cát Lái và Bình Khánh
Ngoài ra, từ đề xuất UBND TP HCM, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung quy hoạch giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 gồm xây dựng cầu Cát Lái, cầu Bình Khánh và đường song song Quốc lộ 50.
Phối cảnh mô hình cầu Cát Lái |
Trong đó sẽ triển khai dự án xây dựng cầu Cát Lái thay phà Cát Lái nhằm kết nối giữa Q.2, TP.HCM với huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Thực tế, nhu cầu đi lại qua phà Cát Lái ngày càng tăng cao, luồng hàng hóa từ các khu công nghiệp dọc theo Quốc lộ 1 và đô thị Nhơn Trạch được vận chuyển đi vòng theo xa lộ Hà Nội về các khu vực cảng ở Q.2, Q.7 và Q.9 xa hơn 7km.
Đồng thời, UBND cũng kiến nghị Thủ Tướng Chính phủ cho xây cầu Bình Khánh để phá thế độc đạo của phà Bình Khánh.
Hiện nay nhu cầu giao thông qua phà Bình Khánh ngày càng tăng cao, đặc biệt là dịp lễ tết dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài, đã gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, tham quan, vui chơi giải trí của người dân..
TP.HCM cũng sẽ triển khai xây dựng đường song song với Quốc lộ 50. Tuyến đường này đang kết nối TP.HCM với Long An, Tiền Giang và đi các tỉnh miền Tây Nam bộ. Nhu cầu vận tải trên tuyến đường này đang tăng nhanh. Bên cạnh đó, trên tuyến đường cũng đã hình thành các khu đô thị mới phía Nam TP khiến tuyến quốc lộ này đang quá tải.
3 dự án khai thác tuyến giao thông thủy Có 3 dự án phát triển giao thông đường thủy nhằm giảm tải cho đường bộ với tổng vốn đầu tư 281 tỷ đồng. Theo Sở Giao thông vận tải gồm dự án mở hai tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy; dự án nạo vét khai thông tuyến rạch Chiếc –Trau Tráu và dự án nạo vét rạch Ông Nhiêu để khai thông tuyến đường thủy kết nối từ cảng Cát Lái đến khu công nghệ cao. |
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.