Chính phủ vừa ban hành Nghị định 157 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng.
Từ ngày 1/1/2019, mức lương tối thiểu mỗi tháng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp vùng I là 4.180.000 đồng, vùng II là 3.710.000 đồng, vùng III là 3.250.000 đồng, vùng IV là 2.920.000 đồng. So với mức lương tối thiểu vùng hiện nay, lương mới cao hơn 160.000-200.000 đồng mỗi tháng tùy theo khu vực.
Người được áp dụng mức lương này làm việc theo chế độ hợp đồng của Bộ luật lao động; làm việc trong doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê lao động.
Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng đối với địa bàn đó. Trường hợp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp, người lao động thỏa thuận và trả lương. Mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động phải không thấp hơn lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Nghị định cũng nêu rõ, khi thực hiện mức lương tối thiểu, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Trước đó, Hội đồng tiền lương quốc gia đã qua nhiều phiên họp để chốt phương án lương tối thiểu vùng, đồng thuận trình Chính phủ mức tăng lương bình quân 5,3% so với năm 2018.
Theo PGS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Công nhân - Công đoàn, trong bối cảnh kinh tế phát triển, người lao động cần được hưởng lợi thành quả do mình làm ra. Qua khảo sát mới đây của Tổng Liên đoàn lao động, mức chi tiêu tối thiểu của người lao động là 6,5 triệu đồng mỗi tháng, trong khi đó tiền lương cơ bản họ nhận được trung bình là 4,6 triệu đồng. Người lao động thường phải làm thêm trung bình 28 giờ để nhận được thêm hơn 800.000 đồng mỗi tháng.
Khi so sánh thu nhập với chi tiêu của các gia đình, 17% người lao động cho biết có dư dật và tích lũy; 43% vừa đủ trang trải cuộc sống; 26% phải chi tiêu tằn tiện và kham khổ; 12% cho biết thu nhập không đủ sống và phải làm thêm giờ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 157 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng.
Từ ngày 1/1/2019, mức lương tối thiểu mỗi tháng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp vùng I là 4.180.000 đồng, vùng II là 3.710.000 đồng, vùng III là 3.250.000 đồng, vùng IV là 2.920.000 đồng. So với mức lương tối thiểu vùng hiện nay, lương mới cao hơn 160.000-200.000 đồng mỗi tháng tùy theo khu vực.
Người được áp dụng mức lương này làm việc theo chế độ hợp đồng của Bộ luật lao động; làm việc trong doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê lao động.
Nghị định nêu rõ, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng đối với địa bàn đó. Trường hợp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp, người lao động thỏa thuận và trả lương. Mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động phải không thấp hơn lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.
Nghị định cũng nêu rõ, khi thực hiện mức lương tối thiểu, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại. Các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Trước đó, Hội đồng tiền lương quốc gia đã qua nhiều phiên họp để chốt phương án lương tối thiểu vùng, đồng thuận trình Chính phủ mức tăng lương bình quân 5,3% so với năm 2018.
Theo PGS Vũ Quang Thọ, Viện trưởng Công nhân - Công đoàn, trong bối cảnh kinh tế phát triển, người lao động cần được hưởng lợi thành quả do mình làm ra. Qua khảo sát mới đây của Tổng Liên đoàn lao động, mức chi tiêu tối thiểu của người lao động là 6,5 triệu đồng mỗi tháng, trong khi đó tiền lương cơ bản họ nhận được trung bình là 4,6 triệu đồng. Người lao động thường phải làm thêm trung bình 28 giờ để nhận được thêm hơn 800.000 đồng mỗi tháng.
Khi so sánh thu nhập với chi tiêu của các gia đình, 17% người lao động cho biết có dư dật và tích lũy; 43% vừa đủ trang trải cuộc sống; 26% phải chi tiêu tằn tiện và kham khổ; 12% cho biết thu nhập không đủ sống và phải làm thêm giờ.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.