Trần Đăng Khoa học sinh lớp 12 trường THPT Phú Bài, (Thị xã Hương Thuỷ, Thừa Thiên – Huế) đã tự mình tìm hiểu và sáng tạo ra “chiếc mũ bảo hiểm thông minh” ngăn cản người say rượu lái xe và giảm thiểu các nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
Trước thực tế tình hình tai nạn giao thông do bia rượu gây ra ở nước ta rất lớn nên Khoa đã quyết tâm tìm cách ngăn không cho người uống rượu, bia tham gia giao thông.
Để cho ra chiếc mũ bảo hiểm thông minh này, cậu học sinh lớp 12 Trần Đăng Khoa phải mất 8 tháng để xây dựng ý tưởng và 2 tháng để hoàn thành sản phẩm.
Để tạo ra mũ bảo hiểm thông minh Khoa mất 8 tháng để lên ý tưởng và 2 tháng để hoàn thành sản phẩm. |
Theo Khoa, trên mũ bảo hiểm đặc biệt này có hệ thống gồm có 2 mạch, một mạch gắn ở mũ và mạch kia trên xe máy.
Mạch ở mũ có cảm biến nồng độ cồn kết hợp với công tắc bấm giữ, khi người nào muốn tham gia giao thông đội mũ vào, công tắc đó sẽ được bấm giữ, phát hiện nồng độ cồn cao thì xe không thể khởi động được, công tắc sẽ thả ra khi người lái xe không đội, lúc đó cảm biến sẽ không hoạt động và xe không thể chạy.
Trả lời PV VTC News Khoa chia sẻ: “Khi phát hiện người tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt mức cho phép cảm biến cồn báo nguy hiểm, mức độ nguy hiểm được chia thành 2 cấp:
Cấp 1: Nếu tài xế uống một lượng ít bia, rượu, tức là nồng độ cồn vẫn chưa vượt qua ngưỡng cho phép của Bộ Công an, thì người điều khiển phương tiện bị hạn chế tốc độ. Cụ thể, một cảm biến vận tốc sẽ ngăn không cho người cầm lái chạy quá vận tốc 30km/h.
Câp 2: Nếu như nồng độ cồn vượt quá ngưỡng cho phép, bộ xử lí sẽ thực hiện những công việc sau: Ổ khóa sẽ không hoạt động, sim 900/908 sẽ báo tin nhắn về người nhà để người nhà đến giúp hoặc biết để ngăn cản. Module âm thanh sẽ nhắc nhở lái xe không nên lái vào lúc này và cho biết hậu quả nếu lái xe ngoan cố. Đèn hậu cũng được bật lên để báo cho người xung quanh biết xe đang dừng lại.
Khi người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, công tắc sẽ không được bấm giữ, xe sẽ không chạy, module âm thanh nhắc nhở lái xe đội mũ bảo hiểm”
Ngoài các chức năng trên chiếc mũ còn có các chức năng phụ; khi đã uống bia, rượu đội mũ vào ngoài việc không khởi động được phương tiện bên cạnh đó sẽ gửi tín hiệu tới điện thoại người thân biết được tình trạng và tới đón thông qua google map.
Chức năng chống ngủ gật, khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông buồn ngủ, gật gù sẽ tác động vào chiếc mũ, cảm biến lắc phát hiện, người tham gia giao thông sẽ được nhắc nhở bới tiếng còi phát ra từ mũ.
Bên cạnh đó còn có chức năng nhắc nhở bật công tắc đèn chiếu sáng, nhắc nhở kiểm soát tốc độ, chống mất cắp, báo tai nạn cho người thân biết trong thời gian sớm nhất. Khoa cho biết, do kinh phí chưa đủ nên nhiều chức năng chưa được cải tiến thêm.
“Linh kiện để thực hiện em phải tìm kiếm và đặt hàng qua mạng. Hiện đang là học sinh cấp 3 nên có nhiều kiến thức em chưa biết tới, phải nhờ anh trai đang học đại học tại Huế, thầy cô và bạn bè giúp đỡ để hoàn thành sản phẩm.
Quá trình sáng tạo em được ba mẹ ủng hộ kinh phí thực hiện và động viên em rất nhiều. Hiện tại đang ôn thi nên em rất bận và chưa hiểu rõ đăng kí bản quyền sáng tạo như thế nào nên chưa triển khai tiếp. Sau khi thi đại học xong, có thời gian rảnh em sẽ đưa sản phẩm của mình lên công an, lên bộ để kiểm chứng sau đó giới thiệu và cho sản xuất”, Khoa tâm sự
Thạc sĩ Mai Đức Dũng (Giáo viên môn Vật lý – người hỗ trợ Khoa trong nghiên cứu) chia sẻ: “ Đây là sản phẩm rất hữu ích với thực tế cuốc sống của chúng ta. Tôi đặt niềm tin vào Khoa cùng sản phẩm mà em đã sáng tạo ra”.
Được biết, chi phí để sản xuất ra chiếc mũ bảo hiểm thông minh nói trên khoảng 500 ngàn đồng. Đây là một mức giá hợp lý đối với chiếc mũ bảo hiểm có nhiều chức năng hữu ích cho con người.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.