NASA gọi dự án là “Công nghệ động cơ đẩy lắp trên bờ tiến cánh tà không đồng bộ” (Leading Edge Asynchronous Propeller Technology – LEAPTech). Mặc dù vẫn chưa sẵn sàng để bay nhưng nhóm nghiên cứu đang chuẩn bị thử nghiệm thiết kế cánh này khi lắp nó trên một chiếc xe tải và lái đi với vận tốc 112 km/h trên một lòng hồ đã cạn tại căn cứ không quân Edward, bang California vào cuối năm nay.
Theo IEEE Spectrum, các động cơ đẩy sẽ thổi gió trực tiếp qua cánh để tạo lực nâng, do đó thiết kế của NASA phải sử dụng nhiều động cơ đến vậy. Các máy bay thông thường chỉ dựa trên chuyển động hướng tới (thường được tạo ra bởi động cơ phản lực) để tạo lực nâng. LEAPTech sẽ mang lại 3 ưu điểm lớn: Cho phép máy bay cất cánh trên đường băng ngắn hơn; Cánh có thể được tối ưu hóa để tăng hiệu quả bay khi đã đạt độ cao (crusing) thay vì cất/hạ cánh; Mỗi mô-tơ có thể chạy ở các tốc độ khác nhau (đặc tính không đồng bộ) để tối ưu hiệu năng, độ lướt và giảm tiếng ồn.
Đây là một phần thuộc chương trình X-Plane của NASA nhằm phát triển các nguyên mẫu máy bay tiên tiến hiện đã trải qua hơn nửa thế kỷ. Các máy bay được phát triển theo chương trình này bao gồm chiếc máy bay dùng tên lửa đẩy đầu tiên phá vỡ tường âm thanh năm 1947 và các nguyên mẫu được dùng làm công cụ phát triển tàu con thoi Space Shuttle.
Nếu LEAPTech là công nghệ cơ bản của chiếc máy bay X-57 đang được phát triển theo chương trình X-Plane thì nó có thể bay ở tốc độ 322 km/h với trần bay 3,65 km và tầm bay 724 km. Tuy nhiên, cũng giống như những máy bay khác thuộc chương trình, X-57 vẫn chỉ là một phương tiện trình diễn các công nghệ tiên tiến. Mục tiêu thực sự của NASA là giúp ngành công nghiệp hàng không chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang nguồn năng lượng xanh hơn như điện.
Đức Anh (Theo wired)
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.