Nên cấm sử dụng thuốc lá điện tử để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng (Ảnh minh họa) |
Mặc dù được quảng bá là sản phẩm thế hệ mới giúp cai thuốc lá nhưng người dân cần được hiểu đúng về thuốc lá điện tử. Người nghiện thuốc lá trước hết là do nghiện nicotin. Nicotin chính là chất gây nghiện, nó gây cho người quen sử dụng nó dài ngày sự lệ thuộc bắt buộc phải dùng tiếp, nếu không sẽ vật vã khó chịu. Người nghiện thuốc lá không chỉ nghiện nicotin mà còn nghiện cung cách hút thuốc, tức cách rít hơi thuốc lá, nhả khói, tay kẹp điếu thuốc.
Thuốc lá điện tử có 2 phần: đầu lọc chứa nicotin và hỗn hợp chất tạo mùi thơm, thân là ống thay vì chứa thuốc lá thực chất là một thiết bị điện tử khi kích hoạt sẽ phun hỗn hợp hơi để đi qua đầu lọc, hòa tan nicotin và chất tạo mùi thơm. Khi người hút rít hơi thuốc, hơi nicotin và mùi thơm sẽ vào miệng và hệ hô hấp như khói thuốc.
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) bà Trần Thị Trang cho biết hiện nay, quy mô của thị trường đối với các sản phẩm thuốc lá mới còn ít, không đáng kể (2,6%) và chưa sản xuất trong nước. Do đó, việc ngăn chặn sử dụng sản phẩm ngay từ đầu sẽ hiệu quả hơn là cho phép thí điểm dẫn đến nguy cơ phát triển sản phẩm mới song song với thuốc lá điếu thông thường. Trong khi đó, xu hướng cấm mua bán thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng của các nước cũng đang gia tăng.
Để phù hợp với xu hướng chung của thế giới và tránh phải giải quyết những hậu quả tương tự như một số quốc gia, Việt Nam nên cấm hoàn toàn mua bán, kinh doanh thuốc lá nung nóng, thuốc lá điện tử.
Còn ông Nguyễn Tuấn Lâm - Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam - cho hay WHO khuyến cáo các quốc gia tốt nhất là cấm lưu hành thuốc lá điện tử, thuốc lá kiểu mới, còn nếu cho phép cần quản lý chặt để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Theo Bộ Y tế, sau nhiều năm phòng chống tác hại thuốc lá, tỉ lệ người hút thuốc lá ở Việt Nam có giảm từ trên 53% nam giới trưởng thành xuống còn trên 45%, ở nữ giới giảm từ 2% xuống còn 1,1%. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là tỉ lệ sử dụng thuốc lá điện tử lại tăng, đặc biệt trong giới trẻ, ở nhóm học sinh sinh viên, thanh niên...
Một số nước như Úc, Canada, Brazil, Thái Lan, Singapore… nhận thấy thuốc lá điện tử có hại nên đã cấm lưu hành sử dụng trong nước họ.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.