Ảnh minh họa (Ảnh: tintuc.vn) |
Theo Nghị định số 65/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt, các doanh nghiệp vận tải đường sắt có lộ trình 3 năm (tới năm 2021) để thay thế các phương tiện hết niên hạn sử dụng. Tính đến ngày 31/12/2022, sẽ có khoảng 60 đầu máy, gần 1.000 toa xe hàng và 500 toa xe khách phải thanh lý. Khi ấy, ngành Đường sắt sẽ gặp khó khăn lớn khi phải huy động khoảng 6.822 tỷ đồng để đầu tư mới.
Việc đầu tư mới các toa xe này sẽ rất tốn kém, bởi một toa xe khách đóng mới hiện nay mất khoảng 10 tỷ trong khi chưa biết bao giờ mới thu hồi được vốn vì tuyến Yên Viên - Hạ Long chỉ chạy tàu an sinh, doanh thu thấp. Còn đưa sang tuyến khác cũng không chạy được vì mạng lưới đường sắt Việt Nam hiện nay chủ yếu là đường khổ 1.000mm, không chạy được toa xe khổ 1.435mm. Do đó, nếu không được giữ lại các toa xe này, ngành Đường sắt sẽ không tổ chức chạy tàu khách tuyến Yên Viên - Hạ Long nữa.
Bên cạnh đó, Tổng Công ty Đường sắt VN cũng kiến nghị việc chuyển thành các phương tiện toa xe chuyên dùng đối với các toa xe trong đoàn tàu du lịch Đà Lạt - Trại Mát; toa xe mở đáy vận chuyển vật liệu phục vụ việc thi công, sửa chữa các công trình trên toàn hệ thống đường sắt quốc gia.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.