ảnh minh họa |
Ảnh hưởng của việc áp thuế không quá lớn đến Việt Nam
Ngày 21/5/2018, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố áp thuế chống bán phá giá 199,76% và chống trợ giá 256,44% đối với loại thép cán nguội được nhập từ Việt Nam nhưng sử dụng vật liệu từ Trung Quốc. Tỷ lệ tương ứng đối với loại thép chống gỉ lần lượt là 199,43% và 39,05%.
Sự gia tăng về thuế này chắc chắn có tác động phần nào đến ngành thép Việt Nam, nhưng các công ty thép trong nước vẫn lạc quan rằng sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến tình hình kinh tế chung, và các nhà xuất nhập khẩu vẫn có thể được miễn giảm thuế nếu họ có thể chứng minh được sản phẩm của mình được sản xuất trên nguyên liệu có nguồn gốc từ Việt Nam hoặc bất cứ quốc gia nào khác, ngoại trừ Trung Quốc.
Việc tăng mức thuế suất sẽ ảnh hưởng đến những nhà sản xuất trong nước, tuy nhiên tác động đến toàn bộ nền kinh tế là không đáng kể.
Năm 2017, lượng thép xuất khẩu sang Mỹ chiếm 11,1% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam, nhưng mặt hàng thép chỉ chiếm chưa tới 2% tổng sản lượng xuất khẩu.
Dù vậy, các công ty xuất khẩu thép của Việt Nam cũng cần cẩn trọng trong các quy trình, tìm hiểu rõ các thủ tục cần thiết để việc xuất khẩu sang Mỹ gặp thuận lợi, không bị phạt do những quy định khắt khe của nước này.
Biết vượt qua khó khăn để nắm bắt cơ hội
ảnh minh họa |
Sản lượng thép tiêu thụ trong nước tăng 25,7% từ năm 2013 đến năm 2016, đưa Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ thép lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2018, lượng cầu quốc nội được dự báo sẽ tăng từ 20 - 22%, đạt mức 27 triệu tấn, giữ vững vị trí số 1 khu vực và lọt top 10 trên thế giới.
Thu nhập từ xuất khẩu thép năm 2017 của Việt Nam đạt 3,64 tỷ USD, tăng 45,4% so với năm 2016, trong khi lượng nhập khẩu đạt 20 triệu tấn, trị giá 10,5 tỷ USD, giảm gần 14,2% về sản lượng nhưng tăng 13,2% về giá trị so với năm 2016. Trong 2 tháng đầu năm nay, sản lượng thép xuất khẩu đã tăng 38,6% so với cùng kì năm trước, đạt 728 nghìn tấn.
Tuy nhiên, các công ty trong nước mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu quốc nội, có thể dẫn tới thâm hụt thương mại đáng kể. Do tốc độ đô thị hóa nhanh, cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư phát triển, khoảng cách giữa cung và cầu này để lại một sự lãng phí trên thị trường cho các công ty trong nước.
Những công ty Việt Nam như Formosa, Pomina, Tập đoàn Hoa Sen, hay Thép Hòa Phát cũng đã phần nào nhận thức được nhu cầu lớn này và gia tăng thêm sự đầu tư trong nước.
Thuế xuất nhập khẩu tăng sẽ thúc đẩy tính cạnh tranh của các công ty trong nước, đặc biệt là trong thị trường nội địa. Tổng cung trong khu vực Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng, từ đó dẫn đến việc giảm giá mặt hàng này, người được hưởng lợi cuối cùng sẽ là người tiêu dùng.
Mặc dù chiếm 11,2% sản lượng thép xuất khẩu của Việt Nam, giữ vị trí thứ 2 trong số những thị trường nhập khẩu thép lớn nhất từ nước ta (sau ASEAN với 59,3%), lượng thép này chỉ chiếm 5% tổng sản lượng thép nhập khẩu của Mỹ.
Để đối phó với việc Mỹ áp mức thuế chống bán phá giá cao, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và danh mục sản phẩm của mình để tối thiểu hóa tổn thất. Gần 60% lượng thép xuất khẩu sang thị trường ASEAN, do đó vấn đề thuế của Mỹ không có tác động quá lớn.
Tuy nhiên, các công ty trong nước vẫn cần phải đầu tư vào công nghệ, gia tăng chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất nếu muốn thâm nhập vào những thị trường mới hay hỗ trợ phát triển thị trường nội địa. Đây cũng là cơ hội để họ tập trung vào các thị trường khác, bù lại sự giảm sút từ việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
Với rất nhiều các hiệp định FTA đã có hiệu lực hay như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương đang trong quá trình phê chuẩn, Việt Nam sẽ gia tăng cơ hội gia nhập những thị trường mới. Theo dự báo của Hiệp hội Thép thế giới, nhu cầu thép của thế giới sẽ tiếp tục tăng năm 2018. Do đó các công ty Việt Nam nên tập trung vào những thị trường mới, mở ra cơ hội phát triển rộng rãi, toàn diện hơn.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.