Ngày mai Bộ GD&ĐT công bố phương án thi THPT quốc gia 2017

27/09/2016 14:54

Theo Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga, tổ công tác đang rà soát, điều chỉnh ý kiến góp ý về phương án thi THPT quốc gia 2017. Chiều 28/9, Bộ GD&ĐT sẽ công bố phương án thi chính thức.


TMK_8901
Thí sinh dự thi THPT quốc gia. Ảnh: Anh Tuấn. 

Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết sáng 27/9, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ báo cáo dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT quốc gia và xét tuyển đại học, cao đẳng năm 2017 tại buổi họp giao ban báo chí.

Dự kiến, ngày mai 28/9, Bộ GD&ĐT chính thức công bố phương án thi THPT quốc gia 2017.

Trước đó, ngày 23/9, Hội Toán học Việt Nam có văn bản gửi Bộ trưởng GD&ĐT, nêu ý kiến về thi trắc nghiệm môn Toán trong kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Theo Hội Toán học Việt Nam, thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan có nhiều hạn chế trong việc đánh giá tư duy và năng lực tổng hợp, phân tích, sáng tạo của thí sinh.

Đặc biệt, thi theo hình thức trắc nghiệm có tính phân loại không cao, nhất là khi ngân hàng đề chưa đảm bảo chất lượng, chưa được thử nghiệm trên số mẫu đủ lớn trong thời gian đủ dài, nhằm hình thành hệ thống câu hỏi tốt, có khả năng phân loại thí sinh.

Về thi trắc nghiệm môn Lịch sử, thạc sĩ Trần Trung Hiếu - giáo viên THPT Phan Bội Châu, Nghệ An - cho rằng Bộ GD&ĐT đã và đang thực hiện đổi mới dạy học theo hướng đánh giá và phát triển năng lực, tư duy của học sinh nhưng chính việc thực hiện cấu trúc môn thi, bài thi đã đi ngược hai yếu tố “đánh giá năng lực” và “phát triển năng lực”.

Ông Hiếu nhận định những đề thi trắc nghiệm có thể sẽ còn tạo ra nhiều thảm họa hơn. Với các đáp án khoanh tròn giữa A, B, C, D, kiến thức lịch sử dễ “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Về thi trắc nghiệm môn Lịch sử, thạc sĩ Trần Trung Hiếu - giáo viên THPT Phan Bội Châu, Nghệ An - cho rằng Bộ GD&ĐT đã và đang thực hiện đổi mới dạy học theo hướng đánh giá và phát triển năng lực, tư duy của học sinh nhưng chính việc thực hiện cấu trúc môn thi, bài thi đã đi ngược hai yếu tố “đánh giá năng lực” và “phát triển năng lực”.

Ông Hiếu nhận định những đề thi trắc nghiệm có thể sẽ còn tạo ra nhiều thảm họa hơn. Với các đáp án khoanh tròn giữa A, B, C, D, kiến thức lịch sử dễ “râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Trước đề nghị hoãn thi trắc nghiệm môn Toán năm 2017, GS.VS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng Hội Toán học Việt Nam đang hiểu sai mục đích của kỳ thi THPT quốc gia 2017.

Ông Thi nói đây là kỳ thi "hai trong một" với mục đích kiểm tra năng lực cơ bản mang tính chất toàn diện của học sinh, chứ không phải cuộc thi tuyển chọn những người có năng lực xuất sắc về Toán học.

Theo GS Thi, đề trắc nghiệm môn Toán hoàn toàn có thể thiết kế những câu hỏi dưới dạng bài toán nhỏ.

Trước đó, TS Lương Hoài Nam PV rằng điều khiến ông quan tâm là trong dự thảo có bài thi Khoa học (tự nhiên hoặc xã hội), dự kiến 60 câu hỏi cho 3 môn (mỗi môn 20 câu) và thí sinh không cần trả lời cả 3 môn.

Ông Nam nêu quan điểm một số trường có chuyên khoa về Lý, Hóa, Sinh rất khó sử dụng kết quả trả lời của 20 câu hỏi để tuyển sinh. 

TS Lương Hoài Nam đề xuất trong thời gian 5-10 năm tới nên thi theo các môn học độc lập, tuyển sinh theo cách của Singapore (về cơ bản giống với Anh, Australia). Kiểu thi SAT, ACT như ở Mỹ có thể tính cho tương lai 5-10 năm sau. 

Theo dự thảo phương án thi của Bộ GD&ĐT, kỳ thi 2017 có 5 bài thi bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).

Trong số đó, chỉ bài thi môn Ngữ văn thực hiện theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm.

Về thời lượng, các bài thi Toán, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội kéo dài 90 phút, bao gồm 60 câu hỏi. Bài thi Ngữ văn có thời lượng 120 phút. Môn Ngoại ngữ thi trong 60 phút bao gồm 40 câu trắc nghiệm.

Bài thi Toán có 50 câu hỏi trắc nghiệm. Đề thi trắc nghiệm do máy tính thiết lập tự động từ ngân hàng câu hỏi thi được cập nhật, bổ sung của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Ý kiến của bạn

Bình luận