Nghe các nữ xe ôm kể chuyện đón khách, khách thương tình đòi... chở thay!

Tác giả: Theo Thời đại

saosaosaosaosao
Xã hội 09/03/2017 06:18

"Khi tôi đến chỗ khách, anh ấy bảo trời ơi sao tài xế là nữ vậy, người nhỏ nhắn thế này mà làm chuyện của đàn ông sao được, thôi để anh lên anh chở cho", chị Trần Thị Thanh Nhung vui vẻ kể lại kỷ niệm trong nghề tài xế xe ôm mà mình thường gặp phải.

 

Nghe các nữ xe ôm kể chuyện đón khách, khách thươn
Làm công việc được cho là chỉ dành cho cánh đàn ông, các chị em phụ nữ phải đối mặt với nhiều vất vả và các tình huống nguy hiểm khác, nhưng đổi lại, có những niềm vui không tên mà họ được tặng từ các vị khách dễ thương.

Người mẹ đơn thân không ngần ngại lái xe chở người bị nạn đi cấp cứu

Vào những ngày giữa tháng 2, cộng đồng mạng xôn xao về thông tin một nữ tài xế ở quận 12 không ngần ngại chở một thanh niên bất tỉnh sau tai nạn giao thông đi cấp cứu. Người tài xế nghĩa hiệp đó là chị Vũ Thiên Lý, 40 tuổi, từng chạy cho taxi truyền thống và cả taxi dịch vụ.

2 Nghe các nữ xe ôm kể chuyện đón khách, khách thư
Chị Vũ Thiên Lý kể chuyện cứu người giữa đêm khuya.

Đêm 17/2, anh Nguyễn Văn Nam (ngụ tại ấp cây Xoài, xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đang trên đường về nhà thì xảy ra va chạm với xe máy do một nam thanh niên điều khiển.Vì hoảng sợ nên nam thanh niên đã bỏ chạy sau khi xảy ra tai nạn. Người đi đường hiếu kỳ chen lấn nhau làm cả con đường tắc nghẽn. Chị Lý khi đó cũng cố gắng thoát khỏi đám đông để về nhà sớm, tránh kẹt xe.

"Nhưng khi vừa đi được vài trăm mét, linh tính tôi mách bảo mình cần phải quay lại để giúp đỡ người bị nạn. Vừa dừng xe, người dân bên đường đều hỗ trợ tôi đưa nạn nhân lên xe nhưng vì đêm đã khuya nên không ai tiện đi cùng. Tôi cố gắng nhấn ga, chạy nhanh về hướng bệnh viện Thánh Tâm. Nghe tiếng nạn nhân thở nặng nhọc ở băng ghế sau tôi chỉ biết chạy nhanh hơn nữa và thầm cầu nguyện cho họ tai qua nạn khỏi. Sau khi tôi đưa nạn nhân vào phòng cấp cứu thì người nhà nạn nhân cũng vừa đến kịp lúc. Ngồi nghe chị của anh Nam tâm sự, tôi biết được người bị nạn là trụ cột chính của gia đình – vợ ở nhà làm nội trợ, một mình anh bươn chải để chăm lo cho mẹ già và đứa con mới sinh còn đỏ hỏn. Biết được gia cảnh khó khăn của gia đình, tôi không đành lòng bỏ đi mà gửi cho người nhà nạn nhân 300 nghìn và không quên xin số điện thoại để tiện liên lạc, hỏi thăm", chị Lý kể lại.

Thế nhưng, sau những nỗ lực của mình, chị Lý vẫn nhận được tin buồn vào sáng hôm sau, rằng anh Nam đã qua đời. Hôm ấy, chị gác hết công việc để chạy xe về Đồng Nai thắp cho anh Nam một nén nhang đưa tiễn.

3 Nghe các nữ xe ôm kể chuyện đón khách, khách thư
Dù không thể cứu lấy một mạng người nhưng chị Lý nghĩ rằng mình vẫn có trách nhiệm phải đến nhà thắp cho người xấu số một nén nhang. Câu chuyện này đã được lan truyền trong một nhóm dành cho các tài xế và họ đều xem đó là một nghĩa cử đẹp cần được nhân rộng.

Không chia sẻ nhiều về hoàn cảnh gia đình, điều mọi người biết ở chị Lý đó là chị phải làm việc để nuôi sống mình và đứa con mà không có sự hỗ trợ của chồng. "Tôi phải bắt đầu một ngày làm việc khi con vẫn còn ngủ, bé tự dậy sửa soạn và nhờ hàng xóm chở đi học. May mắn là con tôi rất ngoan và biết tự lập nên những khi chạy xe khuya 10-11 giờ mới về đến nhà, bé vẫn tự chăm sóc bản thân tốt".

Chị Lý cho biết, nhiều khách đặt xe bất ngờ vì mình là nữ nên hỏi thăm rất nhiều, có một vài khách còn đi thêm để tâm sự và trò chuyện với chị. Đa số đều quan tâm, hỏi han về gia đình và cuộc sống khiến chị rất vui vẻ và mở lòng đáp lại. Nhiều khách nghe chị kể chuyện còn xúc động và khóc.

Thuyết phục suốt cả tháng, chồng mới cho chạy xe ôm

Suốt 10 năm qua, chị Vũ Thị Hồng Nhàn (tài xế xe ôm dịch vụ) vốn ở nhà làm công việc nội trợ, cho đến 3 tháng trước, chị quyết định tham gia làm tài xế cho Uber dù vấp phải sự phản đối từ gia đình.

"Tôi phải mất một tháng mới thành công trong việc thuyết phục chồng mình. Rồi khi bắt đầu chạy xe, chồng tôi vẫn lo lắng nên thường xuyên gọi điện hỏi thăm. Vì thế tôi quyết tâm phải chứng minh cho gia đình là mình có thể làm được, đồng thời tạo dựng niềm tin cho mọi người. Khi đi những chuyến xa thì tôi cũng không quên chụp hình gửi cho người nhà qua Zalo", chị Nhàn kể lại.

4 Nghe các nữ xe ôm kể chuyện đón khách, khách thư
Không muốn quanh quẩn ở nhà làm nội trợ như 10 năm qua, chị Nhàn quyết định thuyết phục chồng cho mình chạy... xe ôm.

Vì làm bán thời gian, với thời lượng làm việc hiện tại, thu nhập mỗi ngày của chị dao động từ 200 đến 300 nghìn đồng, đủ trang trải các chi phí hàng ngày trong gia đình. Chị Nhàn kể, nhiều lần khách đặt xe là nam, khi mình nhận cuốc thì họ hủy ngay vì nghĩ mình không chở được. Có lần chị bị hủy đi hủy lại đến 4, 5 lần cho đến khi không còn lựa chọn nào khác, họ mới đành để mình đến đón.

"Câu nói quen thuộc mà các khách nam hỏi tôi là chị có làm được không, có cần... em lên chở không? Nhưng tôi chỉ cười rồi nói thẳng:h Đàn ông mấy anh làm được thì chị em tụi tui cũng làm được hà, đừng có lo!".

Khách đòi lên chở, chở xong còn... boa thêm tiền

Với vóc người nhỏ con, thấp bé, chị Trần Thị Thanh Nhung (47 tuổi) có lẽ là nữ tài xế thường xuyên được cánh đàn ông đòi... lên chở thay.

5 Nghe các nữ xe ôm kể chuyện đón khách, khách thư
Chị Trần Thị Thanh Nhung kể về những kỷ niệm với nghề chạy xe ôm của mình.

"Khi tôi đến chỗ khách, anh ấy bảo trời ơi sao tài xế là nữ vậy, người nhỏ nhắn thế này mà làm chuyện của đàn ông sao được, thôi để anh lên anh chở cho. Chở đến nơi, anh ấy còn boa tôi thêm 20 nghìn. Còn có anh chở tôi đến quán nhậu rồi mời tôi vô nhậu chung với mọi người luôn, tôi nói thôi anh ơi em không biết uống đâu thì anh ấy bảo: không uống thì vô ăn bồi dưỡng, chứ phụ nữ mà chạy cả ngày ngoài đường thế này, nhan sắc mau tàn lắm!", chị Nhung kể chuyện làm tài xế nữ được khách nam quan tâm như thế đấy.

Li dị chồng từ 17 năm trước, chị Nhung một mình nuôi con trai và mẹ già, đến nay con của chị đã 22 tuổi. "Nhìn mẹ nó phơi nắng phơi mưa cả ngày ngoài đường, nó cứ bắt tôi về hoài. Nó bảo mẹ cầm lái suốt, da dẻ tay chân mẹ xấu đi...".

6 Nghe các nữ xe ôm kể chuyện đón khách, khách thư
Thấy mẹ chạy xe ôm cả ngày ngoài đường, người con trai lớn của chị rất xót và cứ đòi mẹ ở nhà. Thương con, thương mẹ già, anh trai... chị cứ tiếp tục chạy xe để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Chuỗi ngày bận rộn của chị Nhung bắt đầu từ 7 giờ sáng, chị chạy xe ôm đến trưa thì về nhà để chăm sóc mẹ và anh trai. 2 giờ trưa lại tiếp tục chạy đến 7 giờ tối chị mới quay về trông nhà, phụ mẹ.

Ý kiến của bạn

Bình luận