Chỉ vài năm trước, chia sẻ xe đạp (sharing - bike) từng được coi là tương lai ngành vận chuyển tại Trung Quốc. Vào lúc ngành này đạt đỉnh, có khoảng 60 công ty startup tham gia lĩnh vực chia sẻ xe đạp. Ảnh: Reuters.
Với ý tưởng xe đạp luôn sẵn có, người dùng chỉ cần quét một mã QR là có thể lấy xe đi, chia sẻ xe đạp dường như là một ý tưởng quá tuyệt vời. Tuy nhiên, người Trung Quốc sớm nhận ra ý tưởng này có nhiều lỗ hổng. Xe đạp luôn bị vứt đầy trên vỉa hè và nạn ăn cắp xe không thể kiểm soát. Ảnh: Pacific Press.
Sau khi trào lưu qua đi, những bãi xe đạp chất đống bị bỏ lại ở các thành phố. Trong ảnh là một bãi xe cũ khổng lồ tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến. Ảnh: Guardian.
Riêng tại Bắc Kinh, sở giao thông thành phố này ước tính có 1,91 triệu chiếc xe đạp bị bỏ lại sau khi các dịch vụ chia sẻ đóng cửa, tức là cứ 11 người dân thì có 1 chiếc. Trong số đó, chỉ còn khoảng 1 nửa là được sử dụng. Khoảng 955.000 xe còn lại giờ trở thành rác và chất đầy trong thành phố. Trong hình là một bãi xe tại thành phố Hạ Môn. Ảnh: Reuters.
Bãi xe với hàng chục nghìn chiếc xe bị bỏ lại tại Bắc Kinh của Bluegogo, công ty chia sẻ xe đạp lớn thứ ba Trung Quốc. Bluegogo đã ngừng hoạt động từ cuối năm 2017, và sau đó bị Didi mua lại. Ảnh: Getty.
Nhìn từ trên cao, những bãi rác xe đạp tạo thành bức tranh ấn tượng, đầy màu sắc. Ảnh: Guardian.
Thậm chí nhiều người cho rằng những “cánh đồng xe đạp” này nhìn chẳng khác gì những cánh đồng hoa. Trong ảnh là một bãi xe đạp tại thành phố Thượng Hải, nơi có khoảng 1,5 triệu xe bị bỏ lại. Ảnh: Shutterstock.
Tuy nhiên đó là những bãi chứa xe chưa khai thác. Với những bãi thu gom xe đã sử dụng, nhìn gần thì chúng đích thực là những bãi rác. Trong hình là một sân bóng đã bị biến thành bãi chứa xe đạp vứt trên vỉa hè tại thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. Ảnh: Getty.
Hàng triệu chiếc xe bị bỏ lại khiến cho những nhà quản lý tại Trung Quốc đau đầu tìm cách giải quyết. Ảnh: Reuters.
Những bộ phận của chiếc xe có thể được tái chế, nhưng tái chế cũng chỉ giải quyết được một phần nhỏ số lượng xe bị bỏ lại. Ảnh: Reuters.
Năm ngoái, một vụ tai nạn xảy ra tại Bắc Kinh khiến 2 người chết, 3 người bị thương. Nguyên nhân là người đi bộ không còn lối đi vì vỉa hè đầy xe đạp, đi xuống đường dành cho xe hơi nên bị đâm. Ảnh: Getty.
Chính quyền 4 thành phố lớn nhất Trung Quốc: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến và Quảng Châu đã đồng loạt cấm các công ty mua thêm xe đạp mới. Bắc Kinh mới đây cũng công bố một chiến dịch thu dọn xe bị bỏ hoặc xe hỏng. Các công ty cũng sẽ có trách nhiệm dọn sạch xe của mình khỏi các con đường, vỉa hè và công viên. Ảnh: Reuters.
Mobike, một trong những công ty chia sẻ xe đạp lớn nhất Trung Quốc cho biết họ hoàn toàn ủng hộ chiến dịch của thành phố Bắc Kinh. Mobike đã giảm số lượng xe tới hơn 100.000 chiếc từ cuối năm 2017. Công ty này cũng cho biết họ tái chế tất cả những xe cũ, hỏng của mình. Ảnh: Getty.
Hellobike, một công ty chia sẻ xe khác cũng cho biết họ đang hợp tác với chính quyền và trong 6 tháng qua đã liên tục thay thế các xe cũ. Ảnh: Getty.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.