Nghiên cứu đặc điểm đi lại và khả năng chuyển đổi phương thức, sử dụng tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông của sinh viên các trường đại học dọc hành lang tuyến

Diễn đàn khoa học 26/11/2020 10:27

Tại hầu hết các quốc gia, sinh viên là đối tượng tham gia giao thông công cộng (GTCC) với tỷ lệ rất lớn, do thu nhập thấp và chuyến đi đặc thù (đi học theo các tuyến cố định).


 

TS. TRƯƠNG THỊ MỸ THANH
Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải

dt

Sơ đồ vị trí 12 nhà ga của tuyến Cát Linh - Hà Đông

 

Tại hầu hết các quốc gia, sinh viên là đối tượng tham gia giao thông công cộng (GTCC) với tỷ lệ rất lớn, do thu nhập thấp và chuyến đi đặc thù (đi học theo các tuyến cố định). Do đó, nghiên cứu hành vi đi lại có ý nghĩa lớn trong việc thu hút và tạo các điều kiện thuận lợi để chuyển đổi phương thức từ sử dụng phương tiện cá nhân sang GTCC. Đường sắt Cát Linh - Hà Đông sẽ là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Hà Nội đưa vào vận hành khai thác. Nằm trong quy hoạch chung về phát triển mạng lưới vận tải hành khách khối lượng lớn, tuyến đường sắt có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra thói quen đi lại sử dụng dịch vụ GTCC chất lượng cao. Việc thu hút sinh viên dọc hành lang tuyến sử dụng tuyến đường sắt giúp giảm UTGT và tăng hiệu quả sử dụng của tuyến. Đề tài đã nghiên cứu nhu cầu đi lại của 396 sinh viên của 5 trường đại học dọc hành lang tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, từ đó đánh giá khả năng chuyển đổi phương thức sang sử dụng tuyến đường sắt này. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm sẽ là cơ sở giúp các đơn vị vận hành tuyến đường sắt và cơ quan ra quyết định nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, tăng sức hấp dẫn của các tuyến đường sắt tại Hà Nội nói riêng và hệ thông GTCC tại Việt Nam nói chung.

Nội dung xem tại đây

 

 

Ý kiến của bạn

Bình luận