Tóm tắt: Nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu tạo ra nhiều cơ hội rất lớn đồng thời cũng tạo ra những thách thức không nhỏ với sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh logistics tại Việt Nam. Sự phát triển kinh tế tác động đến quy mô thị trường dịch vụ logistics ngày càng mở rộng đem đến nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu kinh nghiệm kinh doanh dịch vụ logistic. Mặt khác những tập đoàn kinh doanh dịch vụ logistics lớn trên thế giới với bề dày kinh nghiệm, nguồn tài chính khổng lồ đang từng bước xâm nhập, củng cố chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, điều này đặt các doanh nghiệp trong nước trước những thách thức cạnh tranh gay gắt. Nghiên cứu của báo cáo này phân tích các yếu tố tạo ra sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước, đồng thời nghiên cứu các giải pháp mang tính chiến lược đề xuất các giải pháp phù hợp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh logistics Việt Nam.
Abstract: Vietnamese economics integrated more deeply and widely with global economics created not only opportunities but also challenges to the development logistics enterprises in Vietnam. The economic development influenced to market size of logistics service, therefore, bringing the developable opportunities for these companies. Whereas the logistics enterprises in Vietnam are mainly small-scale business and lack of professionalism and experiences, alternative globallogistics groups had significant experiences and enormous finance resources are step-by-step penetrating into, simultaneously consolidating and controlling theVietnamese market, consequently, the domestic enterprises are participated in a critical competition. This paper researched on factors creating the competitive pressure to domestic business and proposed strategic and adequate solutions to improve competitiveness for Vietnamese logistics enterprises.
Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong sản xuất, cung ứng dịch vụ nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Trong hoạt động kinh tế nói chung, kinh doanh dịch vụ logistics nói riêng, năng lực cạnh tranh giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác được đánh giá bằng các yếu tố:
- Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý
- Nguồn lực về vật chất, kỹ thuật
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp
- Chất lượng lao động
- Giá bán của sản phẩm
- Chất lượng của sản phẩm
Để phân tích các yếu tố tạo ra sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic Việt Nam nghiên cứu của bài báo này vận dụng mô hình phân tích của M.Potter
Mô hình phân tích của M.Potter được nhiều nhà nghiên cứu và quản lý trên thế giới sử dụng để phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, trên cơ sở đánh giá khả năng và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Theo quan điểm của M.Potter thì các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được hình thành bởi 5 yếu tố là: các đối thủ cạnh tranh hiện có trong ngành, nhà cung cấp, đối thủ tiềm ẩn, khách hàng và các loại sản phẩm thay thế. Năm thế lực cạnh tranh này tồn tại trong một thể thống nhất tạo thành môi trường tác nghiệp của ngành kinh doanh, nó quyết định tính chất, quy mô cạnh tranh của ngành và khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp.
Sức ép của các đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh là các tổ chức hay cá nhân có khả năng cung cấp cùng một loại dịch vụ thoả mãn nhu cầu cho khách hàng. Cùng với khách hàng, các đối thủ cạnh tranh luôn tạo ra áp lực mạnh mẽ, liên tục lên doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam có 2 loại đối thủ cạnh tranh đó là các đối thủ cạnh tranh trong nước và các đối thủ cạnh tranh nước ngoài là các tập đoàn kinh doanh dịch vụ logistics thương hiệu lớn trên thế giới. Đặc biệt các hãng tàu như Maerk Logistics, APL Logistics, MOL Logistics, DHL, FED EX.. đang mở thêm lĩnh vực kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam, với bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính khổng lồ, hệ thống mạng lưới đại lý trên khắp thế giới, kho hàng chuyên dụng, dịch vụ khép kín, mạng lưới thông tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao tạo ra sức ép cạnh tranh vô cùng lớn với các doanh nghiệp Việt Nam.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.