Nghiên cứu kích thước tấm bê tông xi măng mặt đường áp dụng cho đường giao thông nông thôn tại Hà Nội

Khoa học - Công nghệ 19/03/2014 16:05

TS. NGUYỄN DUY ĐỒNG KS. NGUYỄN VŨ VIỆT Học viện Kỹ thuật Quân sự Người phản biện: PGS.TS. Trần Thị Kim Đăng TS.Hoàng Đình Đạm[/box]


         Tóm tắt: Trong thực tế, khi đề cập đến ứng suất nhiệt cña tấm bê tông xi măng (BTXM) mặt đường khu vực Hà Nội, người ta thường dựa theo quy trình 22TCN 223-95 và lấy ∆T = 0,84h. Một số tác giả khác lại áp dụng các quy trình như: JTG D40-2002 của Trung Quốc, AASHTO của Mỹ, Road Note 29 của Anh… và thường chưa được thống nhất, chưa phù hợp với điều kiện khu vực Hà Nội. Vì vậy, nhóm tác giả đã tiến hành thu thập các số liệu về nhiệt độ và bức xạ của 10 năm gần đây (2003-2013) tại Hà Nội, đồng thời dựa trên cơ sở lý thuyết về sự truyền nhiệt để đánh giá sự ảnh hưởng của ứng suất nhiệt tới kích thước tấm BTXM mặt đường giao thông nông thôn tại Hà nội.

            Abstract: In fact when mention to thermal stress in Cement concrete slabs (CCS) surface road in Hanoi area, the people often based on process 22TCN 223-95 and take ΔT = 0.84 h. Some other authors use the process as: JTG D40-2002 of China, AASHTO of American, Road Note 29 of British… and which are not unified, not consistent with conditions of area Ha noi. Therefore, the authors collected data of temperature and radiation of the last 10 years (from 2003 to 2013) in Hanoi area and is based on the theory of heat transfer so as to evaluate the effects of heat stress to the proportion of cement concrete pavement slabs for rural roads in Hanoi area.

Nhiệt độ và bức xạ thường có sự khác nhau giữa các vùng, các địa phương, do vậy sự tác động của chúng đến sự làm việc của mặt đường BTXM sân bay và đường ô tô cũng khác nhau. Hiện nay, thị trường xi măng trong nước rất dồi dào. Năm 2011, toàn ngành công nghiệp xi măng đã sản xuất và tiêu thụ 49,5 triệu tấn xi măng. Mặt khác, các vật liệu như cát, đá có sẵn nhiều nơi, nguồn nhân công lao động dồi dào có kinh nghiệm. Như vậy, việc xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, cụ thể các tuyến đường giao thông nông thôn được xây dựng với kết cấu mặt đường BTXM là phù hợp, đem lại hiệu quả và chất lượng tốt. Theo Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ GTVT về việc ban hành “Hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020” cũng cho thấy loại mặt đường này đã và đang được sử dụng rất phổ biến tại các vùng nông thôn của Hà Nội.

Tuy nhiên, khi sử dụng mặt đường BTXM cho các đường nông thôn có kích thước bề rộng khác nhau, trong quy trình quy định chưa bao quát hết được, thực tế nhiều nơi cứ “mặc nhiên” trộn bê tông xong là đem ra rải, chưa tôn trọng về chiều rộng và chiều dài cho phép của kích thước tấm nên khi mới đưa vào sử dụng, đã gây ra các vết nứt tùy ý làm xấu về mặt mỹ quan và nhanh chóng làm hỏng kết cấu mặt đường. Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã tiến hành đánh giá lại sự ảnh hưởng của ứng suất nhiệt tới kích thước tấm BTXM, đặc biệt tập trung cho mặt đường giao thông nông thôn tại Hà Nội.

Chi tiết tham khảo Tạp chí GTVT số tháng 3/2014

Ý kiến của bạn

Bình luận