Đó là những ý khiến được đưa ra trong Hội nghị Tổng kết kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng rượu bia cuối năm 2014 và Tết nguyên đán Ất Mùi 2015 sáng nay (8/5).
Tham dự Hội nghị có sự góp mặt của các bộ ngành thành viên của Ủy ban ATGT Quốc gia như Bộ GTVT, Bộ GD – ĐT, Bộ Thông tin – Truyền thông, Bộ Công an, Trưng ương Liên hiệp Hội phụ nữ VN, Tổng cục ĐBVN, các tổ chức chính trị xã hội, đại diện các tổ chức đối tác quốc tế gồm Hiệp hội An toàn Đường bộ Toàn câu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đại diện Ban ATGT 63 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
Việt Nam là quốc gia tiêu thụ đồ uống có cồn ở mức cao trên thế giới, đặc biệt là nam giới. Số lần sử dụng đồ uống trên 8 đơn vị/ lần uống thường tập trung vào các lứa tuổi từ 20 đến 35 tuổi, lứa tuổi “dễ mắc” TNGT nhất hiện nay.
Ông Nguyễn Phương Nam, đại diện tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, năm 2014, TNGT có liên quan đến rượu, bia chiếm tỷ lệ lớn với 36,2% ở Nam giới và 07% ở Nữ giới. Ngoài ra, thiệt hại do TNGT liên quan đến rượu bia tại Việt Nam đã gây thiệt hại 1,2 tỷ USD (năm 2010).
Theo báo cáo của Cục CSGT, từ ngày 15/12 đến nay, lực lượng CSGT đã lập biên bản 35.370 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn. (trong đó người điều khiển ô tô vi phạm 2.397 trường hợp, tương ứng 6,8%; người điều khiển mô tô là 32.973 trường hợp, chiếm 93,2%). Đã tước giấy phép lái xe 35.370 trường hợp, tạm giữ 2.397 xe ô tô, 32.973 xe mô tô. Ra quyết định xử phạt, nộp Kho bạc Nhà nước 110,5 tỷ đồng.
Cùng với đó, những địa phương có kết quả xử lý cao là Tây Ninh, Đắk Lắk, Tp. HCM, Đồng Tháp, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lâm Đồng…
Phó Cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) nhấn mạnh, thói quen sử dụng rượu bia trong giao tiếp, sinh hoạt, đặc biệt các dịp Lễ, Tết của người dân đặc biệt ở các vùng nông thôn là rất phổ biến. Tập quán này tiềm ẩn nhiều tai họa TNGT khó lường được hậu quả nghiêm trọng. Nâng cao công tác tuyên truyền, tác hại và hậu quả của sử dụng rượu bia, khi tham gia giao thông, là trách nhiệm của không chỉ một đoàn thể, mà phải là sự vào cuộc quyết liệt của toàn xã hội để hạn chế rủi ro do sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông.
Nhằm đẩy mạnh sự kiểm soát, xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện, cần thiết có hệ thống chính sách và pháp luật khắt khe hơn như thống nhất quy định nồng độ còn đối với người điều khiển ô tô, xe mô tô/xe gắn máy.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ xác định nồng độ cồn từ 50mg/ml máu xuống 30mg/ml máu là vi phạm nồng độ cồn. Kèm theo đó, sẽ có các quy định tăng nặng hình thức xử phạt, nghiên cứu đưa hình thức phạt từ đối với lái xe có nồng độ cồn trên 80mg/dl và phạt nặng đối với các trường hợp tái phạm.
Ngoài ra, Công đoàn GTVT mong muốn các cán bộ, công nhân viên và người lao động trong ngành cần thể hiện sự gương mẫu trong việc chia sẻ khó khăn với cộng đồng và nêu 1 tấm gương sáng về lối sống lành mạnh, an toàn cho xã hội. Cùng với đó là sự chung tay góp sức của cả xã hội trong công việc mang tinh thần tương thân, tương ái này.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.