ThS. VÕ VĨNH BẢO
Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh
PGS. TS. NGUYỄN NGỌC LONG; GS. TS. TRẦN ĐỨC NHIỆM
Trường Đại học Giao thông vận tải
Thí nghiệm mẫu dầm bê tông chịu uốn |
TÓM TẮT: Bài báo trình bày kết quả của việc chọn lựa vật liệu địa phương phù hợp để thiết kế chế tạo 3 cấp phối bê tông cường độ cao C60, C70, C80 và đưa vào thử nghiệm đánh giá đề xuất công thức phù hợp dùng ước tính giá trị mô-đun đàn hồi, cường độ chịu kéo của vật liệu bê tông cường độ cao sử dụng vật liệu khu vực Đông Nam bộ.
TỪ KHÓA: Bê tông cường độ cao, vật liệu khu vực Đông Nam bộ
ABSTRACT: This paper presents the result of selection South East region materials.
KEYWORDS: High-strength concrete, South East region materials.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Loại hình kết cấu dầm bê tông dự ứng lực với bê tông cường độ cao đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng vào xây dựng công trình giao thông, ưu điểm của bê tông cường độ cao là có thể tăng khả năng chịu lực của kết cấu, từ đó giúp thiết kế các kết cấu có kích thước nhỏ hơn, trọng lượng nhẹ hơn, vượt nhịp xa hơn và độ bền cũng gia tăng do chất lượng bê tông tốt hơn. Với tiềm năng vật liệu sẵn có của khu vực Đông Nam bộ rất phù hợp để sản xuất bê tông cường độ cao ứng dụng vào kết cấu dầm cầu bê tông dự ứng lực đúc sẵn, phục vụ cho nhu cầu phát triển giao thông đô thị của khu vực Đông Nam bộ.Hiện tại, vùng Đông Nam bộ có nguồn cung cấp đá xay chất lượng tốt, dồi dào, các khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp khai thác mỏ đá là Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Nguồn gốc đá chủ yếu là đá bazan, cường độ đá gốc dao động trong khoảng 100 - 200 Mpa. Nguồn đá có cường độ tốt của tập trung ở các khu vực Tân Cang, Định Quán (tỉnh Đồng Nai), Châu Pha ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Dĩ An ở Bình Dương. Tuy nhiên, cát tự nhiên khai thác từ sông tại vùng Đông Nam bộ hiện nay không còn nguồn cung cấp do các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương đã cấm khai thác cát trên hệ thống sông Đồng Nai và sông Bé. Do đó, nguồn cung cấp cát tự nhiên chủ yếu tại vùng Đông Nam bộ là từ sông Tiền, tính chất của cát này không đáp ứng đủ yêu cầu dùng sản xuất bê tông cường độ cao do không đủ mô-đun độ lớn. Do đó, việc sử dụng cát nghiền từ đá là thành phần bổ sung hoặc thay thế để đảm bảo thành phần cấp phối, mô-đun độ lớn yêu cầu đối với cát dùng trong bê tông. Một mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá khả năng sản xuất bê tông cường độ cao sử dụng vật liệu khu vực Đông Nam bộ ở quy mô công nghiệp nhằm ứng dụng cho việc chế tạo dầm bê tông dự ứng lực đúc sẵn.Việc ứng dụng bê tông cường độ cao vào kết cấu dầm cầu dự ứng lực vẫn chưa quen thuộc đối với các công ty thiết kế và thi công công trình giao thông trong khu vực Đông Nam bộ, lý do chủ yếu là tính chất cơ lý của bê tông cường độ cao có nhiều điểm khác biệt so với bê tông thông thường. Do đó, nghiên cứu này cũng hướng đến đánh giá một số chỉ tiêu cơ lý cơ bản của bê tông cường độ cao sử dụng vật liệu khu vực Đông Nam bộ bao gồm khối lượng thể tích, mô-đun đàn hồi, cường độ chịu kéo khi. Mục tiêu đánh giá các chỉ tiêu cơ lý này nhằm xác định các công thức phù hợp có thể sử dụng ước tính các chỉ tiêu cơ lý khi tính toán thiết kế kết cấu dầm bê tông dự ứng lực sử dụng bê tông cường độ cao khu vực Đông Nam bộ.
Nội dung xem tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.