Tổng nợ hộ gia đình tăng 149 tỷ USD, và chạm mốc 12,73 nghìn tỷ USD. |
Donghoon Lee, một nhà nghiên cứu tại New York Fed, cho biết: “Mức nợ kỷ lục này không phải là một lý do để ăn mừng và cũng không phải là việc đáng báo động.”
Mặc dù nợ hộ gia đình đang tăng lên, những ngân hàng đang trở nên cẩn trọng hơn về chất lượng tín dụng của người vay nợ. Điều này khác với thời điểm tiền khủng hoảng tài chính, khi cho người dân vay hàng loạt để mua nhà là một trong những nguyên nhà khiến hệ thống tài chính sụp đổ.
Điểm tín dụng trung bình tại thời điểm phát sinh khoản thế chấp mới là 764, con số cao nhất kể từ quý II năm 2015. Các khoản cho vay thế chấp chiếm tỷ lệ lớn nhất tổng số nợ của người tiêu dùng ở Mỹ.
David Rosenberg, chuyên gia kinh tế trưởng của Gluskin Sheff, cho biết: “Các nhóm trong ngành như Hiệp hội các nhà môi giới bất động sản của Mỹ (NAR) từ lâu đã nói rằng một yếu tố lớn kiềm chế hoạt động thị trường nhà đất (đặc biệt là những người mua nhà lần đầu) là cơ hội tiếp cận với tín dụng. Những số liệu này ủng hộ quan điểm đó.”
Ngân hàng cho vay cũng thận trọng hơn đối với những người mua ô tô trong tương lai do sự gia tăng đều đặn về tỷ lệ dư nợ cho vay được trả muộn hơn 90 ngày. Dư nợ cho vay để mua ô tô đã tiếp tục tăng 10 tỷ USD, đạt 34 tỷ USD. Tuy nhiên, số người vay mới đã giảm kể từ quý IV năm ngoái, một phần là do các ngân hàng ít cho những người có điểm tín dụng dưới 659 vay tiền hơn.
Tiền cho sinh viên vay, khoản nợ lớn nhất bên cạnh cho vay thế chấp, vẫn tiếp tục tăng và đạt mức 1,34 nghìn tỷ USD vào cuối quý I. Tỷ lệ dư nợ cho sinh viên vay mà không được hoàn trả vẫn ở mức cao là 10%/năm.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.