Người Nga lên kế hoạch rất chi tiết chuẩn bị hạ cánh xuống Mặt Trăng

Sản phẩm 02/10/2016 13:10

Cục vũ trụ Roscosmos đã bắt đầu một loạt các thử nghiệm giả lập điều kiện trên mặt trăng nhằm chuẩn bị cho kế hoạch thám hiểm dài ngày

10cd2ddd00000514-0-image-a-38-1474379652857-147444
 

Cục vũ trụ Roscosmos đã bắt đầu một loạt các thử nghiệm giả lập điều kiện trên mặt trăng nhằm chuẩn bị cho kế hoạch thám hiểm dài ngày bề mặt mặt trăng với 12 phi hành gia vào năm 2030.

Kế hoạch chinh phục mặt trăng của Nga đang bắt đầu đi vào hiện thực. Cục vũ trụ Roscosmos đã bắt đầu một loạt các thử nghiệm giả lập điều kiện trên mặt trăng nhằm chuẩn bị cho kế hoạch thám hiểm dài ngày bề mặt mặt trăng với 12 phi hành gia vào năm 2030.

Các nhà khoa học Nga sử dụng một thiết bị giả lập trọng lực trên mặt trăng được sản xuất bởi RSC Energia vào đầu thập niên 70. Bài thử nghiệm sẽ đánh giá liệu các phi hành gia có dễ dàng đi lại trên bề mặt mặt trăng và vận hành xe thám hiểm hay không.

Cục vũ trụ Roscosmos đã bắt đầu một loạt các thử nghiệm giả lập điều kiện trên mặt trăng nhằm chuẩn bị cho kế hoạch thám hiểm dài ngày bề mặt mặt trăng với 12 phi hành gia vào năm 2030.

Chúng tôi thực hiện các thử nghiệm này nhằm xem xét liệu chúng tôi có thể đưa ra đề xuất gì cho các nhà phát triển phần cứng nhằm tối ưu hóa các nhiệm vụ trên mặt trăng." Theo Alexander Polishchuk, trưởng phòng nghiên cứu của công ty. "Dù gì, mặt trăng cũng không phải là nơi bạn có thể dễ dàng đi lại trong bộ áo phi hành gia – để làm được việc này bạn sẽ cần những phương tiện di chuyển đặc biệt." Thử nghiệm giả lập này đưa Nga ngày một tiến gần tới sự hiện thực hóa ý định xây dựng một trạm vũ trụ trên mặt trăng.

Nga hi vọng sẽ phóng tàu thăm dò mặt trăng vào năm 2024 để thăm dò các địa điểm có thể thuộc địa hóa trước khi đưa người lên mặt trăng vào năm 2030. "Mục đích là cho con người làm quen với môi trường mặt trăng và đánh giá những giới hạn của con người.", theo Alexander Kaleri từ RSC Energia. Sau khi đã có cái nhìn tổng quan, các chyên gia sẽ tính toán về mặt số liệu và tối ưu hóa các số liệu trước khi bắt đầu thiết kế các bản vẽ cho căn cứ trên mặt trăng, xe thám hiểm,… và các chi tiết khác.

Nga hi vọng sẽ phóng tàu thăm dò mặt trăng vào năm 2024 để thăm dò các địa điểm có thể thuộc địa hóa trước khi đưa người lên mặt trăng vào năm 2030.

Căn cứ mặt trăng sẽ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu và khai thác khoáng vật quý hiếm – nhưng một số người cho rằng trạm này còn có các mục đích cho quân sự. Đầu tiên căn cứ này sẽ được vận hành bởi không quá 4 người, sau đó tăng dần lên 10-12 người. Trạm sẽ được cấp năng lượng bởi một trạm năng lượng dưới lòng đất, gần một trong các cực của mặt trăng.

Ảnh: Vào những năm 60 Xô-Viết bắt đầu lên kế hoạch cho một chuyến bay có người lái tới mặt trăng với tàu thám hiểm mặt trăng N1-L3 Lunar Lander. Tuy nhiên dự án này chưa bao giờ được đưa vào hiện thực và thực tế đã bị hủy bỏ.

Một hầm bảo vệ sẽ được xây dưới lòng đất nhằm bảo vệ phi hành đoàn khỏi phóng xạ và các cuộc tấn công hạt nhân. Nhìn chung, Nga dự định sẽ hoàn thành nhiệm vụ này sau 6 lần phóng sử dụng tên lửa Angara sắp được đưa vào vận hành. Mỗi lần phóng sẽ gửi một mô-đun mới tới mặt trăng và căn cứ sẽ được lắp ráp từng phần một, giống như cách trạm vũ trụ quốc tế đã được lắp ráp.

Quá trình lắp ráp căn cứ mặt trăng được cho là sẽ kéo dài hơn 10 năm. Chuyến bay có người lái đầu tiên của Nga tới mặt trăng có thể xảy ra vào năm 2029, theo quan chức đứng đầu tập đoàn trung ương Tên lửa và Vũ trụ Energia. Vladimir Solntsev, chủ tịch RSC Energia, là người người đã đưa ra dự đoán này tại hội nghị công nghệ vũ trụ tại Mát-xco-va tháng 10 năm ngoái.

Đầu năm nay Cục Vũ trụ Châu Âu cho biết cục có ý định hợp tác với Nga trong chuyến bay tới mặt trăng sắp tới.

Riêng công ty Energia vào tháng trước đã công bố thiết kế tàu con thoi nặng 11,4 tấn có thể tái sử dụng, có khả năng đưa hàng hóa và các phi hành gia tới mặt trăng chỉ trong 5 ngày. Dự án Ryvok đã được công bố vào tháng 5 tại hội nghị quốc tế Khám phá Vũ trụ tại Korolev, gần Mát-xco-va.

Tàu con thoi này sẽ được phóng lên tới trạm vũ trụ quốc tế ISS trên các tàu Soyuz và tên lửa Angara. Trước chuyến bay lên mặt trăng, một khối nhiên liệu cho Ryvok sẽ được gửi trước lên trạm vũ trụ. Điều này giúp chi phí chuyến bay giảm đáng kể vì thay vì cần sử dụng tới tên lửa thì chỉ cần một tàu vũ trụ và nhiên liệu đủ để đưa tàu lên tới quỹ đạo tầm thấp.

Ý kiến của bạn

Bình luận