Ảnh: CNet |
Khi mà chiến tranh thương mại đang khiến cho thị trường chứng khoán giảm điểm, hàng loạt doanh nghiệp sa thải nhân sự, người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày một ngại ngần chi tiêu mua sắm những loại hàng hóa có giá trị lớn như điện thoại thông minh, ô tô và nhà đất.
Theo báo Nikkei, tác động của việc người Trung Quốc thắt chặt hầu bao không chỉ giới hạn trong biên giới Trung Quốc. Vào tuần này, Apple đã công bố hạ dự báo triển vọng lợi nhuận, nguyên nhân chính do doanh số bán hàng tại Trung Quốc đại lục giảm, thị trường chứng khoán toàn cầu không khỏi đón nhận cú sốc.
Chính phủ Trung Quốc dường như đang không đưa ra được nhiều các biện pháp ứng phó, các chính sách khuyến khích chi tiêu trong quá khứ thông qua biện pháp kích cầu giờ không phát huy nhiều tác dụng. Người tiêu dùng Trung Quốc đang ngày một ngại ngần trong việc chi những khoản tiền lớn.
Một nhân viên công ty 34 tuổi tại thành phố Đại Liên – Trung Quốc, anh Zhou Haifeng, cho biết rằng anh không tin rằng anh có thể có được một chiến điện thoại thông minh mới. Suốt 3 năm qua, mức lương 5.000 nhân dân tệ tương đương 728USD/tháng của anh chưa hề tăng.
Vào tháng sau khi vợ sinh con, anh phải vay tiền của người quen để có tiền trang trải viện phí khoảng 20.000 nhân dân tệ. Chiếc điện thoại iPhone anh dùng được 4 năm giờ thỉnh thoảng hay lỗi, nhưng anh vẫn cố sử dụng thêm một năm nữa rồi sau đó sẽ chuyển sang mua điện thoại của một nhà sản xuất Trung Quốc vốn có giá rẻ hơn iPhone nhiều.
Các con số thống kê chính thức cũng cho thấy sự chững lại. Tổng doanh số bán lẻ hàng hóa tiêu dùng trong tháng 11/2018 tăng trưởng chậm nhất trong 15 năm, ở mức 8,1% so với cùng kỳ năm. Đối với nhóm ngành hàng hóa tiêu dùng, lĩnh vực mà các số liệu được coi như có độ khả tín cao hơn, doanh số bán lẻ tăng trưởng ở mức thấp kỷ lục 2,1% và giảm sau khi điều chỉnh với lạm phát. Doanh số bán các loại thiết bị đã giảm 5 tháng liên tiếp, còn doanh số bán điện thoại thông minh giảm liền 6 quý tính đến hết quý 3/2018.
Nâm 2015, Trung Quốc từng tung ra nhiều biện pháp kích cầu kinh tế. Trong nỗ lực hỗ trợ cho thị trường, Trung Quốc đã nới lỏng điều kiện các khoản vay mua nhà tại các thành phố lớn, đồng thời mang đến cơ hội cho người sống tại các thành phố cơ hội rời khỏi nhà cũ và mua căn hộ mới. Trong chỉ 2 năm, giá căn hộ tại Bắc Kinh và Thượng Hải tăng gần 50%.
Giá tài sản tăng cao giúp kích cầu tiêu dùng. Người tiêu dùng chi tiêu thoáng tay, cùng lúc đó giá iPhone tăng giúp bù lại cho việc doanh số bán hàng sụt giảm. Năm 2015, Trung Quốc đồng thời giảm thuế với ngành ô tô, nhu cầu mua ô tô vì vậy tăng mạnh. Dù ngành sản xuất suy giảm trong năm 2015, tuy nhiên, tiêu dùng vẫn tăng trưởng tốt và doanh số bán lẻ duy trì được mức tăng trưởng 2 con số trong năm 2017.
Giới chức Trung Quốc, lo sợ về tình trạng bong bóng, đã bắt đầu thắt chặt chính sách vào năm 2016 và 2017 nhằm hạn chế bớt việc mua sắm căn hộ tại các thành phố lớn. Ở hiện tại, giá căn hộ tại Bắc Kinh và Thượng Hải đang đi ngang, hoặc thậm chí giảm. Những ai đang sở hữu căn hộ khó bán hơn ra thị trường.
Trong khi đó nợ các hộ gia đình tại Trung Quốc tăng chóng mặt lên tương đương 50% GDP tính đến cuối tháng 6/2018, mức tăng ghi nhận 10% trong chỉ trong vòng 2 năm, mức tăng nhanh hơn cả mức tăng tại Mỹ trước thời khủng hoảng tài chính toàn cầu. Có nhiều cặp đôi tại Bắc Kinh phải mất nguyên một thu nhập trong gia đình để trả nợ vay mua nhà.
Khi mà người tiêu dùng thận trọng, doanh số bán lẻ tại Bắc Kinh tháng 11/2018 giảm 2,8% so với cùng kỳ, tháng giảm đầu tiên trong 4 năm 9 tháng.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.