Thử thách dọn rác là hot trend đang càn quét khắp thế giới. Người tham gia sẽ dọn dẹp môi trường, chụp lại ảnh trước và sau để so sánh rồi đăng lên mạng kêu gọi mọi người cùng hành động. Thử thách này đã lan rộng từ châu Âu sang châu Á, nhưng đến Nhật Bản thì bỗng nhiên im thin thít và lặn mất tăm. Bởi ở đây, các địa điểm công cộng hay đường phố luôn ở trong trạng thái sạch không tỳ vết.
Không chỉ khan hiếm rác mà Nhật Bản còn có rất ít thùng rác công cộng. Vậy họ đã dùng cách nào để giữ gìn vệ sinh môi trường 24/24? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của rất nhiều du khách nước ngoài.
Thử thách dọn rác càn quét khắp thế giới |
Ở xứ sở hoa anh đào, trên những tuyến phố thông thường không hề có công nhân vệ sinh hay thùng rác, trừ những con đường đông người qua lại. Nhưng người Nhật không vì vậy mà vứt rác bừa bãi. Họ thường đem túi rác về nhà hoặc tới vứt ở khu vực chỉ định, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khắt khe về phân loại rác. Ý thức bảo vệ môi trường như vậy đã được họ rèn giũa ngay từ khi còn nhỏ.
Nhưng đến Nhật Bản thì im thin thít và lặn mất tăm |
Trẻ em Nhật Bản đều hiểu rằng, vứt rác bừa bãi là một hành vi sai đạo đức. Bên cạnh đó, các em cũng được yêu cầu học thuộc quy tắc phân loại rác. Cha mẹ sẽ là người hướng dẫn và làm gương cho các con, xây dựng thói quen lành mạnh từ thế hệ này sang thế hệ khác. Điều này có thể giải thích vì sao đường phố Nhật Bản lúc nào cũng sạch sẽ tinh tươm.
Thùng rác công cộng chẳng thấy đâu |
Không chỉ tuyên truyền, giáo dục về ý thức xử lý rác, bảo vệ môi trường, luật pháp Nhật Bản còn "ưu ái" đề ra nhiều mức phạt đa dạng cho những ai thích xả rác. Cụ thể, người vứt rác bừa bãi sẽ bị phạt tù từ 5 năm trở xuống, đồng thời nộp phạt 10 triệu Yên (2,2 tỷ đồng). Nếu người vi phạm là đại diện pháp nhân của một doanh nghiệp hoặc đoàn thể, mức tiền phạt sẽ tăng tới 300 triệu Yên (64 tỷ đồng). Chắc chắn sẽ chẳng ai dại dột vi phạm để nhận mức phạt “siêu to khổng lồ” như thế này.
Chưa kể nếu xử lý rác sai quy định, người vi phạm sẽ bị tổ dân phố đăng thông báo bêu tên và phê bình, bị cộng đồng kỳ thị hay thậm chí còn bị hàng xóm xa lánh. Cũng đừng mong có người sẽ bao che hộ, vì pháp luật Nhật Bản yêu cầu công dân phải báo cáo ngay trường hợp vi phạm mỗi khi phát hiện ra.
Hơn 40 năm trước, bộ luật phân loại rác chính thức được ban hành và áp dụng trên toàn Nhật Bản. Những quy định vừa dài vừa phức tạp từng làm dấy lên làn sóng phẫn nộ từ nhiều bà ội trợ. Nhưng thời gian đã chứng minh quyết định của chính phủ Nhật Bản là đúng đắn. Giờ đây, môi trường ở Nhật không chỉ trở nên trong sạch hơn mà còn là tấm gương cho nhiều quốc gia khác noi theo và học tập.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.