Du khách thế giới đặt chân đến Nhật Bản đều phải trầm trồ kinh ngạc vì đất nước này sạch sẽ không có một bóng rác. Người dân Nhật Bản đối mặt với rác thải như thế nào?
Du khách quốc tế hầu hết ai cũng choáng ngợp trước vẻ đẹp thiên nhiên các địa danh nổi tiếng Nhật Bản. Ngoài thiên nhiên hùng vĩ, nên thơ, Nhật Bản ghi dấu trong lòng khách du lịch với nền văn minh giữa con người và mọi góc đường phố đều sạch sẽ, không khí trong lành. Ảnh: TheDrinksBusiness.
Báo chí nước ngoài thường xuyên thắc mắc câu hỏi liệu có đất nước nào mật độ dân đi lại cao như Nhật Bản mà sạch sẽ, không có thùng đựng chất thải ngoài đường hay không? Truyền thông quốc tế tiếp tục lý giải bí mật cách người dân được nuôi dưỡng, giáo dục ở Nhật Bản để giữ nền văn minh đáng ngưỡng mộ như vậy. Ảnh: JapanTravel.
Tinh thần chủ động từ nhỏ: “Không phải ai khác sẽ làm, chúng tôi sẽ giữ gìn vệ sinh công cộng”. Từ bậc tiểu học ở Nhật Bản, các ngôi trường đã giáo dục việc giữ gìn vệ sinh không gian chung cho các em nhỏ. Đến đại học, 12 năm liền học sinh được đào tạo, hướng dẫn tự giữ gìn vệ sinh trường học. Tính tự giác và nhận thức của học sinh Nhật Bản cao đến mức hầu hết trường đại học không cần thuê người giám hộ. Vào thời gian nghỉ trưa, tất cả học sinh, sinh viên tham gia dọn dẹp sân trường với niềm phấn khởi như kỹ năng lao động. Ảnh: FinancialTribune.
Chính việc bồi dưỡng thói quen giữ vệ sinh chung đã thúc đẩy tinh thần tự giác với cộng đồng và đạo đức nghề nghiệp của người Nhật Bản. Hầu hết người Nhật luôn có ý thức giữ mọi hoạt động của họ luôn sạch sẽ khi tác động đến môi trường. “Rời đi sạch sẽ hơn lúc đặt chân đến nơi đó” là một trong những thái độ ăn sâu vào tiềm thức người dân Nhật Bản. Họ luôn nghĩ đi nghĩ lại nhiều lần trước khi quyết định xả rác ra đâu đó. Ảnh: Rokkogakuin.
Phân loại thùng rác gọn gàng, ngăn nắp. Việc giữ sạch môi trường của người Nhật Bản cũng rất quy củ, có tổ chức. Không chỉ đơn thuần là cho đúng vào thùng rác, Nhật Bản có hệ thống tiêu huỷ rác tự phân loại các chất thải theo cách hợp lý. Tất cả các loại rác thải đều được phân loại rõ ràng từ những vật liệu đốt được, không đốt được hay chay nhựa, đồ hộp, thuỷ tinh vỡ, đồ hộp… Thùng rác nơi công cộng của Nhật Bản được chia làm ít nhất 3 loại. Do đó, việc người dân phải suy nghĩ kỹ trước khi vứt rác đúng loại thùng nếu họ không muốn bị phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn có thể… vào tù. Ảnh: JapanTravelCafe.
Phương tiện công cộng siêu sạch. Hệ thống giao thông công cộng của Nhật Bản có thể xếp hạng số 1 trên thế giới. Các loại tàu, xe buýt đều đảm bảo vệ độ an toàn, cơ sở vật chất và đặc biệt là rất sạch sẽ. Chính sự sạch sẽ của dịch vụ công cộng Nhật Bản khiến du khách đến nước này cũng dễ “lây”, không ai dám xả rác ra môi trường trong lành của họ. Ảnh: Odyssel.
Những nhân viên vệ sinh luôn túc trực trên đường phố, phương tiện công cộng để phục vụ du khách. Tokyo từ lâu đã thúc đẩy công nghệ làm sạch và tái chế rác thải trong nước. Hệ thống giao thông kiểm soát khí thải chặt chẽ nhất thế giới cũng là lý do người dân Nhật không cần phương tiện cá nhân cho riêng mình. Ảnh: JapanMagazine.
Người dân thích tắm và giữ quần áo sạch sẽ nhất. Đa số người dân Nhật Bản bị ám ảnh bởi sự sạch sẽ suốt nhiều thế kỷ. Trong quá khứ, không ít du khách phương Tây và châu Á đến Nhật Bản phải kinh ngạc về nền văn minh và độ sạch của đất nước này. Đa số mọi người đều tắm 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Quần áo của họ cũng tuyệt đối đơn giản, thoải mái nhưng không bao giờ mặc trùng ngày liên tiếp. Ví dụ nếu đi một đôi giày hàng tháng trời tại đường phố Nhật Bản, bạn sẽ thấy sự khác biệt hoàn toàn khi đi giày chỉ trong một ngày tại các nước khác. Ảnh: JapanInfor.
Toàn cộng đồng tham gia hoạt động tình nguyện để nhặt rác. Người dân Nhật Bản tổ chức hoạt động tình nguyện vì môi trường thường xuyên như một cách thể hiện ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng của tất cả mọi người. Các nhóm địa phương trong cùng khu sinh sống, trường học, công ty không chỉ làm sạch không gian của nơi đó mà cả các khu vực lân cận.
Với người Nhật, việc giữ gìn vệ sinh chung không chỉ là ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân mà họ hướng về toàn thể cộng đồng. Đường phố không một bóng rác, sân vận động dù có sôi động ra sao người dân cũng tự thu gom rác sau khi kết thúc hoạt động.
Người Nhật không có ý niệm “chỉ làm sạch chỗ của mình” mà sẵn sàng cùng mọi người giữ vệ sinh môi trường. Chính việc cả cộng đồng đều nhận thức được việc lao động vì môi trường xung quanh nên họ có tiếng nói chung khi luôn muốn giữ cho đường phố, cảnh quan đô thị sạch đẹp. Vì vậy, không ai đến nước Nhật mà không khỏi trầm trồ, đắm đuối muốn lưu trú tại đất nước Mặt Trời mọc văn minh này mãi. Ảnh: Kyotogram.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.