TS Nguyễn Lương Trào, Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS), cho biết trong số 66 doanh nghiệp được xếp hạng năm thứ 3 thì có 26 doanh nghiệp được xếp hạng 5 sao (chiếm 39%), 36 doanh nghiệp được xếp hạng 4 sao (chiếm 55%) và bốn doanh nghiệp được xếp hạng 3 sao (chiếm 6%). Như vậy, 1/3 doanh nghiệp đạt 5 sao (mức cao nhất 6 sao) và không có doanh nghiệp nào xếp hạng tối đa.
TS Nguyễn Lương Trào công bố kết quả khảo sát. |
Theo ông Trào, qua khảo sát đối với lao động trước xuất cảnh do VAMAS thực hiện năm 2015, 3/4 trong số hơn 1.000 người lao động được phỏng vấn cho biết họ phải vay mượn tiền để chi trả các loại chi phí để có thể đi lao động nước ngoài: "Nên nhiều doanh nghiệp tuyển dụng lẽ ra đã được xếp hạng ở mức cao hơn nhưng đã mất khá nhiều điểm do người lao động phàn nàn về mức phí cao..." - ông Trào chia sẻ.
Việc xếp hạng nhằm cải thiện thực hiện bộ quy tắc và trách nhiệm của các đơn vị tuyển dụng. Ngoài ra, việc xếp hạng cũng khuyến khích tuân thủ pháp luật Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ và thương hiệu doanh nghiệp.
Đồng thời, bảo vệ người lao động di cư tốt hơn: "Đã xuất hiện một số thực tiễn tốt nhằm giảm chi phí cho lao động di cư, chuẩn bị tốt về kiến thức và kỹ năng cho người lao động trước khi xuất cảnh, quản lý lao động khi ở nước ngoài và hỗ trợ lao động về nước..." - ông Trào nói.
Bộ quy tắc ứng xử Bộ được ban hành năm 2010, gồm 12 điều với nội dung như tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật; tiêu chuẩn kinh doanh; tuyển chọn; đào tạo; tổ chức đưa lao động đi nước ngoài; bảo vệ người lao động ở nước ngoài; ký kết các hợp đồng; về nước và tái hòa nhập; tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp; xây dựng quan hệ đối tác và xây dựng quan hệ đồng nghiệp giữa các doanh nghiệp...
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.