NTI cảnh báo các nước sở hữu vũ khí và nhà máy điện hạt nhân cần có kế hoạch phòng vệ trước các cuộc tấn công mạng. Ảnh: Reuters |
"Sáng kiến đe dọa hạt nhân" (Nuclear Threat Initiative - NTI), tổ chức phi lợi nhuận chuyên về các vấn đề an ninh vật liệu hạt nhân, đã khảo sát 24 quốc gia sở hữu ít nhất 1 kg vật liệu hạt nhân cùng 152 quốc gia có ít hơn 1 kg vật liệu hạt nhân và truy cập công khai dữ liệu để xem họ có sẵn sàng trước các vấn đề an ninh mạng.
Theo đó, có 20 quốc gia không trang bị phương án phòng vệ cho những cuộc tấn công trong thời đại số. Những nước này bao gồm Trung Quốc, Israel, Ai Cập, Mexico và Bắc Triều Tiên. Trong khi đó, chỉ có 9 quốc gia đạt phòng vệ tốt.
Trong số 176 quốc gia khảo sát, 45 nước được xếp vào "bảng nguy hiểm" mà những kẻ tấn công có thể gây ra hiểm họa hạt nhân tương tự vụ rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi (Nhật Bản) năm 2011 sau vụ động đất và sóng thần. Phần Lan, Australia, Canada, Anh và Nhật Bản là những nước có cơ sở hạt nhân dễ bị ảnh hưởng trước các cuộc tấn công mạng.
Theo báo cáo, Nhật Bản đã dần cải thiện khả năng phòng thủ của mình trước các cuộc tấn công online. Trong khi đó, Mỹ, Ấn Độ và Nga là những nước đứng đầu trong việc bảo vệ an ninh mạng với kho vũ khí hạt nhân.
"Các hệ thống an ninh hạt nhân toàn cầu hiện nay còn những lỗ hổng nguy hiểm", chủ tịch NTI Joan Rohlfing cho biết. "Cho đến khi những lỗ hổng này được vá, những kẻ khủng bố sẽ tìm cách khai thác nó. Các nhà lãnh đạo cần cam kết cải thiện vấn đề này sớm".
Gần đây các tin tặc Nga đã bị tình nghi can thiệp vào hệ thống quản lý điện lưới của Ukraine, khiến nước này xảy ra mất điện cục bộ, ảnh hưởng đến hàng triệu người dân. Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) đã phát hiện phần mềm độc hại trong mạng lưới máy tính dùng cho các dịch vụ công ích. Trường hợp này cho thấy hacker đang chuyển hướng, không đơn thuần chỉ tấn công mạng, mà đã tiến vào các hoạt động mang tính chất dân sinh ở tầm quốc gia.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.