Nhiều vấn đề ATGT phức tạp phát sinh trong bối cảnh dịch COVID-19

Tác giả: Dương Khuê

saosaosaosaosao
Pháp luật giao thông 05/08/2021 12:19

Đó là nhận định tại Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác ATGT tháng 7, triển khai nhiệm vụ tháng 8 do Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức, sáng 5/8.

 

A7_00893
Lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ hướng dẫn phương tiện tại chốt kiểm dịch vào TP Hà Nội.

Nhận thức, ý thức và hành vi

Theo Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia, hiện có một số vấn đề tồn tại, nổi cộm phát sinh đối với công tác đảm bảo TTATGT trong điều kiện dịch bệnh COVID-19. Nổi bật trong đó là còn xảy ra một số vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người, điển hình là vụ TNGT tại Thanh Hóa, ngày 22/3 làm 7 người tử vong; 2 vụ TNGT ngày 16/3 tại Hòa Bình và Nghệ An làm 5 người chết và 3 người bị thương; vụ TNGT ngày 26/3 trên QL3 làm 3 người chết và 1 người bị thương; vụ TNGT ngày 6/6 tại Đắk Lắk làm 3 người chết và vụ TNGT ngày 13/6 tại Hưng Yên làm 3 người chết;…

Đáng chú ý, số người chết do TNGT hàng hải tăng 14,29%.

Mặt khác, hành vi uống rượu bia rồi điều khiển phương tiện vẫn tiếp tục là thách thức. Mặc dù đã có chuyển biến lớn, nhưng số vụ vi phạm quy định về nồng độ cồn vẫn ở mức cao với 123.160 trường hợp vi phạm bị phát hiện (chiếm 7,38% tổng số vi phạm).

"Điều này cho thấy các chương trình kiểm soát nồng độ cồn đang được thực hiện rất tốt và phát huy tác dụng, tuy nhiên ý thức và hành vi của một bộ phận người dân và sự yếu kém của hệ thống vận tải công cộng tại các địa phương tiếp tục là thách thức lớn trong kiểm soát nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện”, Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia Trịnh Thu Hà đánh giá.

Tình hình vi phạm tải trọng xe ô tô trên đường bộ vẫn còn diễn ra tại nhiều địa phương, nhất là nơi có mỏ vật liệu, khoáng sản, công trình xây dựng, nhà máy xi măng, cảng và tái diễn xe quá tải đường dài; tái diễn tình trạng cơi nới thành thùng xe để chở hàng quá tải,… dẫn đến tìn trạng đường bộ ở nhiều nơi bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt là các tuyến đường cấp tỉnh, cấp huyện, có địa phương mặt đường trên những tuyến đê xung yếu cũng bị hư hỏng do xe quá tải hoạt động.

Tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài xảy ra tại các chốt kiểm soát COVID-19 của một số địa phương áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg.

Xuất hiện tình trạng đua xe trái phép và vi phạm về tốc độ ở mức nghiêm trọng hơn do lưu lượng giao thông giảm đường vắng.

IMG_20210717_165849
CSGT nổ súng khống chế nhóm "quái xế" đua xe trái phép ngày 17/7 tại Quảng Ngãi.

Đặc biệt, Trung tá Phạm Đức Đông – Phó Trưởng phòng Hướng dẫn công tác tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ thuộc (Cục CSGT) cho biết, tình trạng chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, các đối tượng vi phạm hết sức manh động, liều lĩnh và coi thường pháp luật.

Diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, các đối tượng vi phạm hết sức manh động, liều lĩnh và coi thường pháp luật.

Đặc biệt trong những ngày gần đây, liên tiếp xảy ra một số vụ lái xe dương tính với ma túy khi bị kiểm tra đã chống đối quyết liệt, bỏ chạy trên đoạn đường dài, chèn ép xe cảnh sát, gây TNGT rồi bỏ chạy (Bình Dương, Bạc Liêu, Sóc Trăng). Trong 6 tháng đầu năm, toàn quốc xảy ra 30 vụ, làm 7 đồng chí bị thương, bắt giữ 36 đối tượng .

Về đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự công cộng, lực lượng chức năng toàn quốc phát hiện 435 vụ, bắt giữ 2.470 đối tượng có hành vi điều khiển xe chạy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, bốc đầu, có dấu hiệu đua xe trái phép gây rối trật tự công cộng; tạm giữ 2.207 phương tiện. Trong đó, đã khởi tố 06 vụ, 54 đối tượng (02 vụ tổ chức đua xe trái phép, 16 đối tượng; 03 vụ gây rối trật tự công cộng, 37 đối tượng; 01 vụ chống người thi hành công vụ, 01 đối tượng ); xử lý hành chính 429 vụ với 2.416 đối tượng.

aebb24030e39fa67a328
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Phúc đã kịp thời ngăn chặn nhóm thanh thiếu niên có dấu hiệu đua xe trái phép vào cuối tháng 6 vừa qua.

Nguyên nhân do đâu?

Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng, trong bối cảnh dịch bệnh, tuy số lượng phương tiện lưu thông giảm, áp lực giao thông ít hơn. Song, TTATGT diễn biến phức tạp hơn, bởi khi lực lượng chức năng dồn sức vào hoạt động phòng, chống dịch bệnh thì những hành vi vi phạm gia tăng. Điển hình là 2 nhóm hành vi. Trước hết là đua xe và gia tăng tốc độ khi tham gia giao thông. Tiếp đó là tại các địa phương có các công trình xây dựng, vi phạm về tải trọng xe diễn biến hết sức phức tạp.

Mặt khác là gần đây, khi áp dụng các Chỉ thị về phòng, chống dịch của Chính phủ thì xuất hiện tình trạng ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát, một phần là do các địa phương chưa có sự chuẩn bị tốt về truyền thông, hướng dẫn, phương thức bố trí chốt, tổ chức giao thông tại chốt,… từ đó dẫn đến sự lúng túng, bất ngờ đối với người dân tham gia giao thông, dẫn đến ùn tắc, thậm chí dẫn đến cả TNGT.

“Điển hình như vụ TNGT ở Bình Thuận làm 1 người chết và 5 người bị thương, đặc biệt là 1 chiến sĩ công an bị thương rất nặng. Đây là một bài học rất lớn cho chúng ta”, ông Khuất Việt Hùng chia sẻ.

Đánh giá về thực trạng công tác đảm bảo TTATGT từ đầu năm đến nay, Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia Trịnh Thu Hà cho biết, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế xuất phát từ nhiều yếu tố. Trước hết là nhiều địa phương chưa chuẩn bị phương án ứng phó COVID-19, áp dụng một cách đột ngột; các giải pháp, hướng dẫn trong vận tải và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 chưa thống nhất và chưa đầy đủ dẫn tới ùn tắc giao thông tại các điểm kiểm soát cửa ngõ ra vào một số địa phương.

Cùng với đó, dịch bệnh COVID-19 và các giải pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19 dẫn tới giảm lưu lượng giao thông trên đường, dẫn tới hành vi vi phạm tốc độ và phát sinh đua xe trái phép.

Trong khi đó, cấp ủy, chính quyền và lực lượng chức năng ở một số địa phương còn nhận thức chưa đúng, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo và thực hiện kiểm soát tải trọng phương tiện trên đường bộ.

Mặt khác, hành lang pháp lý để ứng phó xử lý với các hành vi chống người thi hành công vụ trong bảo đảm TTATGT mặc dù đã có nhưng chưa đủ nhanh và chưa đủ mạnh để xử lý hiệu quả hành vi này.

5abdf3975a24ae7af7353
Lực lượng chức năng phát cơm miễn phí cho tài xế.

Theo báo cáo nhanh của Cục CSGT, Bộ Công an và Cục Hàng hải Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm, toàn quốc xảy ra 6.345 vụ TNGT, làm chết 3.200 người, bị thương 4.475 người. So với cùng kỳ năm 2020, số vụ TNGT giảm 582 vụ (-8,40%), số người chết giảm 89 người (-2,71%), số người bị thương giảm 570 người (-11,30%).

Riêng trên đường bộ xảy ra 6.278 vụ, làm chết 3.147 người, bị thương 4.465 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 550 vụ (-8,06%), giảm 63 người chết (-1,96%), giảm 564 người bị thương (-11,21%).

Phân tích nguyên nhân từ cơ quan chức năng cho thấy, trong 3.131 vụ TNGT, có 22,61% do người điều khiển phương tiện vi phạm làn đường, phần đường; 19,8% do không quan sát; 11,85% do chuyển hướng không chú ý; 9,87% không giữ khoảng cách an toàn; 5,75% do vượt xe sai quy định; 4,54% do vi phạm tốc độ xe chạy; 4,12% do sử dụng rượu, bia; 4,09% không nhường đường; 3% do người đi bộ qua đường không đúng quy định; 1,98% vi phạm biển báo hiệu đường bộ; 1,37% tránh xe sai quy định; 1,18% do mệt mỏi, ngủ gật; 0,99% không có GPLX hoặc GPLX không hợp lệ; 0,93 do dừng, đỗ sai quy định; 0,48% vi phạm quy trình thao tác xe; 0,38% do phương tiện không đảm bảo ATKT; 0,06% do người điều khiển phương tiện sử dụng ma túy, chất gây nghiện và 7% là các nguyên nhân khác.

Ý kiến của bạn

Bình luận