Lee Kun Hee, Chủ tịch tập đoàn Samsung và là cha của Lee Jae-yong, từng phạm tội hối lộ |
Câu chuyện Phó chủ tịch Samsung vừa được thả tự do thực sự khiến đất nước Hàn Quốc chấn động. Vụ án của Samsung liên quan đến cựu tổng thống Hàn Quốc Park Heun-Hye bị phế truất.
Thái tử Samsung vừa được thả tự do hồi đầu tháng Hai. Lee Jae-yong từng phải đối mặt với 5 cáo buộc, bao gồm tội đút lót, biển thủ và giấu tài sản ở nước ngoài. Trước đó, một tòa án cấp dưới đã kết án Lee 5 năm tù giam. Tuy nhiên, tòa án phúc thẩm đã bác bỏ phán quyết của tòa án cấp dưới về những cáo buộc chính đối với Lee, bao gồm việc cung cấp quỹ bất hợp pháp cho cựu Tổng thống Park Geun-hye và bà Choi Soon-sil, để đổi lấy sự ủng hộ của chính phủ cho việc sáp nhập hai đơn vị chủ chốt của Samsung.
Thái tử Lee của Samsung trước đây đã phủ nhận mọi cáo buộc, nói rằng ông chỉ thụ động nhận những yêu cầu từ cựu tổng thống. Ông cũng nhấn mạnh rằng ông không cần sự giúp đỡ của chính phủ như đã tuyên bố, vì ông "tự tin" chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình đối với các nhà điều hành và nhà đầu tư sau khi ông thừa hưởng vị thế của mình.
Vụ án của Samsung đã gây chấn động cho cả đất nước Hàn Quốc và gây ra nhiều tranh cãi về quyền lực kinh tế to lớn của các tập đoàn, hay còn gọi là các chaebol của Hàn Quốc. Dưới đây là một số ví dụ về các vụ án nổi bật liên quan đến các chaebol tại Hàn Quốc.
Samsung
Vụ án của Phó Chủ tịch Samsung Lee Jae-yong không phải là scandal đầu tiên của Samsung. Ông Lee Kun-hee, cha của Lee Jae-yong từng hai lần bị kết án hối lộ, nhưng đều được tha bổng.
Cụ thể, cách đây hơn 20 năm, các công tố viên Hàn Quốc đã kết án Chủ tịch của tập đoàn Samsung hùng mạnh các tội danh hối lộ Tổng thống. Chủ tịch Lee Kun-hee, bố của Lee Jae-yong, lúc đó đã được hưởng án treo và sau đó là được lệnh ân xá của Tổng thống.
Khoảng 1 thập kỷ sau đó, ông lại bị truy tố một lần nữa, với các tội danh trốn thuế và tham nhũng. Nhưng ông lại tiếp tục thoát án tù.
Bức thông điệp từ vụ việc này rất rõ ràng: Samsung là một tập đoàn gần như "không thể chạm vào", và cái gia đình điều hành tập đoàn Samsung có quyền lực to lớn tại Hàn Quốc.
Hyundai
Trong năm 2007, các công tố viên đã tìm kiếm một án tù 6 năm đối với Chung Mong-Koo, Chủ tịch Hyundai Motors, vì tội tham ô và hối lộ.
Chung bị buộc tội đã tuồn hàng trăm triệu đô la vào một quỹ tài trợ để hối lộ các quan chức chính phủ và Chủ tịch Hyundai Motors đã bị phạt tù ba năm, sau đó bị đình chỉ kháng cáo. Nhưng ông trùm này đã nhận được sự tha thứ từ tổng thống Lee Myung-Bak lúc đó vào năm 2008.
SK
Các công tố viên từng đề nghị mức án 6 năm tù cho Chey Tae Won, chủ tịch của nhà sản xuất chip và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông SK Group, vì đã biển thủ, tham ô gần 50 tỷ won vào năm 2013. Chey đã bị kết án bốn năm và đã ở tù 2 năm, một trong những án tù dài nhất đối với một lãnh đạo chaebol Hàn Quốc. Cuối cùng ông được thả tự do vào năm 2015 cùng với hàng ngàn người khác trong một cuộc ân xá gây tranh cãi của Tổng thống Park Geun-Hye để đánh dấu 70 năm ngày chấm dứt chế độ thuộc địa của Nhật Bản đối với Hàn Quốc.
Hanwha
Chủ tịch tập đoàn khách sạn và xây dựng Hanwha, Kim Seung-Youn, đã bị kết án bốn năm tù giam và phạt 5,1 tỷ won vào năm 2012 sau khi bị buộc tội chiếm đoạt hàng trăm triệu đô la. Đó là một án nhẹ hơn án tù 9 năm mà trước đó các công tố viên đề nghị. Tuy nhiên, Kim chỉ ở tù vài tháng trước khi bản án đã được điều chỉnh giảm xuống theo một điều khoản tạm giam.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.