Những điểm mới của NĐ 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng

Tác giả: Xuân Mai

saosaosaosaosao
26/04/2015 10:00

Bài báo phân tích so sánh Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng với các văn bản trước đó nhằm tìm ra những điểm mới và nguyên nhân sửa đổi của Nghị định này.


PGS. TS. Đặng Thị Xuân Mai
Trường Đại học Giao thông vận tải

Người phản biện: PGS. TS. Lê Quân
                                    TS. Nguyễn Thị Phương

Từ khóa: Quản lý chất lượng, điểm mới và nguyên nhân.

Abstract: This paper analyzes, comparing Decree No. 15/2013/ND-CP dated 06/02/2013 of the quality management of construction works for the previous text to find out new things and causes amendment of this Decree.

Keywords: Quality, construction quality.                                                                           

1. Đặt vấn đề

Nhằm thay thế Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004 NĐ-CP và Điều 13 (Khoản 4), Điều 18, Điều 30 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, ngày 06/02/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng gọi tắt là (NĐ) Nghị định 15 nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước, giúp quá trình quản lý đầu tư chặt chẽ, tránh thất thoát lãng phí, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xây dựng. Bài báo sẽ phân tích, so sánh Nghị định 209 và Nghị định 15 và các nguyên nhân sửa đổi.

2. Nội dung so sánh

Nghị định 209/2004

Nghị định 15/2013

                                                                                     Chương I: Những quy định chung 
-        Không có Điều 7: Chỉ dẫn kỹ thuật.Đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II lập riêng trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật, hoặc sau giai đoạn thiết kế cơ sở. Còn lại lập riêng hoặc chung trong thuyết minh thiết kế xây dựng
Nguyên nhân sửa đổi: Nghị định 48/2010/ NĐ-CP về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng đã quy định chủ đầu tư hoặc tư vấn biên soạn Tiêu chuẩn dự án để áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng công trình cụ thể làm căn cứ để nghiệm thu. Tuy nhiên NĐ 209 và NĐ 49 chưa quy định cụ thể về chỉ dẫn/yêu cầu kỹ thuật (specification) làm căn cứ kiểm soát thiết kế, thi công, nghiệm thu
-        Không có Điều 8: Công khai thông tin về năng lực của các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng công trình. Thẩm tra, thí nghiệm giám sát, kiểm định. Khảo sát, thiết kế, thi công công trình cấp đặc biệt, cấp I, cấp II được xây dựng bằng vốn ngân sách Nhà nước
Nguyên nhân sửa đổi: Các thông tin này sẽ được dùng làm cơ sở để lựa chọn tổ chức, cá nhân tham gia một số hoạt động xây dựng. Tăng cường kiểm tra năng lực, hành vi của các nhà thầu. Trước đây, các nhà thầu sẽ tự do kinh doanh, tự do đăng ký hành nghề, nên không thể thẩm định được năng lực làm việc được hay không                                                                                                                                                          
Không có Điều 10: Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng
Nguyên nhân sửa đổi: Đối với các công trình quan trọng quốc gia, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng đã phát huy vai trò của mình trong việc kiểm tra, kiểm soát về chất lượng khảo sát, thiết kế, thi công và nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng cũng như giải quyết sự cố. Tuy nhiên Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng mới chỉ được thành lập bởi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà chưa được đưa vào Nghị định. Khi đưa vào Nghị định sẽ là cơ sở để lập dự toán được tính trong tổng mức đầu tư

Chương 2: Quản lý chất lượng khảo sát xây dựng

Điều 6: Nhiệm vụ khảo sát xây dựngĐiều 7: Phương án kỹ thuật khảo sát xây dựngĐiều 8: Nội dung báo cáo kết quả khảo sát xây dựng

Điều 9: Bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng

Điều 10: Trách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng và các công trình xây dựng trong khu vực khảo sát

Điều 11: Giám sát công tác khảo sát xây dựng

Điều 12: Nghiệm thu kết quả khảo sát xây

dựng

Điều 12: Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng khảo sát xây dựngĐiều 13: Trách nhiệm của chủ đầu tưĐiều 14: Trách nhiệm của nhà thầu khảo sát xây dựng

Điều 15: Trách nhiệm của nhà thầu thiết kế

Điều 16: Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân giám sát khảo sát xây dựng

Nguyên nhân sửa đổi: Các quy định trong NĐ 209 và 49 chưa nêu rõ công tác quản lý chất lượng khảo sát xây dựng công trình của chủ đầu tư và các nhà thầu tư vấn và thi công khảo sát. Thông tư số 27/2009/ TT-BXD có nêu rõ những công việc mà chủ đầu tư phải thực hiện để quản lý chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, nhưng vì là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý không mạnh như Nghị định, bởi vậy nếu đưa cụ thể vào Nghị định thì phát huy được hiệu quả hơn

Chương III: Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình

Điều 13: Thiết kế kỹ thuậtĐiều 14: Thiết kế bản vẽ thi côngĐiều 15: Yêu cầu quy cách hồ sơ thiết kế xây dựng công trình

Điều 16: Nghiệm thu hồ sơ thiết kế xây dựng công trình

Điều 17: Trình tự thực hiện và quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trìnhĐiều 18: Trách nhiệm chủ đầu tưĐiều 19: Trách nhiệm nhà thầu thiết kế
Nguyên nhân sửa đổi: NĐ 15 quy trách nhiệm cho chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn thiết kế trong khi đó NĐ 209 hướng dẫn quản lý chất lượng của công tác thiết kế
Điều 13 (khoản 4), điều 18 NĐ 12: Thẩm định TKBVTC của báo cáo kinh tế kỹ thuật; thẩm định TKKT, TKBVTC đối với 2 và 3 bước Điều 20: Tổ chức thẩm định và phê duyệt các bước thiết kế xây dựng công trình sau TKCS
Nguyên nhân sửa đổi: Trong NĐ 209 chủ đầu tư tổ chức thẩm định hồ sơ thiết kế, nếu không đủ năng lực có thể thuê đơn vị tư vấn thẩm tra hồ sơ. Để tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước NĐ 15 giao việc thẩm tra thiết kế cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đối với các công trình (cấp III đối với công trình sử dụng vốn nhà nước và cấp II đối với công trình sử dụng nguồn vốn khác)
Không có Điều 21: Giao việc thẩm tra thiết kế cho cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng đối với các công trình sử dụng vốn nhà nước và cấp II đối với công trình sử dụng nguồn vốn khác)
Nguyên nhân sửa đổi: Việc nghiệm thu thiết kế thực hiện sau khi được cơ quan quản lý nhà nước thẩm tra.  Trả lại đúng vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát chất lượng công trình ngay từ khi còn trong giai đoạn thiết kế

Chương IV: Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình

Điều 8 NĐ 49 và điều 28 NĐ 209: Quy định về kiểm tra sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng Bỏ
Nguyên nhân sửa đổi: -        Sự độc lập, khách quan của tổ chức chứng nhận là không đảm bảo. -        Công trình xây dựng là một sản phẩm hàng hóa đặc biệt. Mọi công việc đã được kiểm soát trong quá trình xây dựng

-        Tổ chức chứng nhận chịu trách nhiệm gì trước cộng đồng khi xảy ra sự cố: nên giao cho đơn vị quản lý chuyên trách của nhà nước

-        Gây tốn kém mà không làm cho chất lượng công trình được tốt hơn

Điều 30 NĐ 12: Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng:-        Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường Điều 15: Quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình:-Trước khi khởi công phải lập và phê duyệt biện pháp thi công theo quy định- Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng phải hướng dẫn, kiểm tra việc đảm bảo an toàn trong quá trình thi công
Nguyên nhân sửa đổi: Tăng cường vai trò quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng
Điều 23: Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng: Quy định giống khoản 1 điều 31 chia nghiệm thu thành: nghiệm thu công việc; nghiệm thu bộ phận; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trìnhĐiều 24: Quy định chi tiết về nghiệm thu công việc xây dựngĐiều 25: Quy định nghiệm thu bộ phận, nghiệm thu giai đoạn thi công Điều 31: Khoản 2: Trong hợp đồng thi công xây dựng phải quy định về các công việc cần nghiệm thu, bàn giao; căn cứ, điều kiện, quy trình, thời điểm, các tài liệu, biểu mẫu, biên bản và thành phần nhân sự tham gia khi nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình, công trình hoàn thành. Kết quả nghiệm thu, bàn giao phải được lập thành biên bản. Như vậy, mẫu biên bản và thành phần nghiệm thu giữa chủ đầu tư và nhà thầu là do 2 bên tự toàn quyền quyết định và phải được nêu rõ trong hợp đồng
Nguyên nhân sửa đổi: Tuy NĐ 49 đã hủy bỏ các mẫu Biên bản nghiệm thu và chỉ quy định những nội dung mà biên bản nghiệm thu cần có, nhưng quy định này chưa phù hợp với công tác giám sát, nghiệm thu hiện nay theo thông lệ quốc tế. Đối với các công trình do nhà thầu giám sát thi công xây dựng nước ngoài thực hiện thì mọi kết kết quả nghiệm thu đều được thể hiện trong bản kiểm tra từng công việc xây dựng theo trình tự kiểm tra nêu trong đề cương giám sát mà không cần biên bản nghiệm thu công việc và biên bản nghiệm thu giai đoạn xây dựng hoàn thành-NĐ 209 quy định nghiệm thu công việc xây dựng; bộ phận công trình xây dựng; giai đoạn thi công xây dựng; hạng mục công trình; công trình xây dựng hoàn thành để đưa vào sử dụng quá chi tiết. Những quy định này quá cứng nhắc và gây lung túng trong việc áp dụng. Những quy định này nên để ở thông tư hướng dẫn nghị định
Điều 26: Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình đưa vào sử dụngThành phần nghiệm thu: chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công, nhà thầu thiết kế Điều 32: Kiểm tra công tác nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng. Cơ quan quản lý của nhà nước về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư với các công trình tại điều 21 khoản 1
Nguyên nhân sửa đổi: Để tăng cường vai trò quản lý về chất lượng thi công của Nhà nước đối với các công trình (cấp III đối với công trình sử dụng vốn Nhà nước và cấp II đối với công trình sử dụng nguồn vốn khác)

Chương V: Bảo hành công trình

Điều 29: Bảo hành xây dựng công trình Điều 34: Bảo hành công trìnhBỏ mức tiền bảo hành công trình
Nguyên nhân sửa đổi: Trong thực tế, một công trình có thể do một hoặc nhiều nhà thầu thực hiện. Đối với nhà thầu tổng thầu hoặc nhà thầu chính thì việc quy định bảo hành những công việc do họ thi công thì thuận lợi vì chircos một nhà thầu. Tuy nhiên, các nhà thầu phụ của tổng thầu hoặc của nhà thầu chính sẽ gặp phải khó khăn tài chính nếu cứ phải theo đuổi thời gian bảo hành do tổng thầu hoặc nhà thầu chính đã cam kết với chủ đầu tư. Chính vì vậy, cần có quy định phù hợp cho việc bảo hành ứng với từng hình thức nhận thầu

Chương VI: Bảo trì công trình xây dựng

Các điều 31, 32, 33,34 về bảo trì xây dựng Bỏ thay bằng NĐ 144/2010/ NĐ- CP ngày 06/12/2010
Nguyên nhân sửa đổi: Cần bỏ chương này vì đã có Nghị định 114 ngày 06/12/2010 của Chính phủ về bảo hành công trình xây dựng

Chương VII: Sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình

Điều 35: Nội dung giải quyết sự cố công trình xây dựngĐiều 36: Hồ sơ sự cố công trình xây dựng Điều 36: Phân loại phân cấp sự cố trong thi công xây dựng và khai thác, sử dụng công trình xây dựngĐiều 37: Báo cáo sự cố

Điều 38: Giải quyết sự cố

Điều 39: Tổ chức giám định nguyên nhân sự cố

Điều 40: Hồ sơ sự cố

Nguyên nhân sửa đổi: Điểm b khoản 2 điều 84 Luật vây dựng cũng đã quy định” Khi nhận được thông báo về sự cố công trình, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng có trách nhiệm chỉ định tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện việc giám định để xác định nguyên nhân sự cố công trình, làm rõ trách nhiệm của các chủ thể gây ra sự cố công trình”.  Thế nhưng NDD209 lại không quy định như quy định tại điểm b khoản 2 điều 84 Luật Xây dựng. Theo NĐ này thì cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Xây dựng chỉ tiếp nhận báo cáo của chủ đầu tư khi công trình xây dựng đang thi công hoặc của chủ sở hữu hoặc của chủ quản lý sử dụng tại công trình xây dựng đang sử dụng, vận hành, khai thác. Mọi việc giải quyết sự cố công trình xây dựng đều do chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng thực hiện. Với các quy định của NĐ 209 đã làm cho chủ đầu tư, chủ sở hữu hoặc chủ quản lý sử dụng hết sức lúng túng trong việc giải quyết, thu dọn hiện trường sự cố. NĐ 15 đã khắc phục điều này

Chương VIII: Quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng

Không có Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng
Nguyên nhân sửa đổi: NĐ 209 quy định trách nhiệm của Bộ Xây dựng, các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành phối hợp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quá sơ sài

3. Kết luận

Qua phân tích, so sánh Nghị định 15/2013/ NĐ- CP ngày 06/02/2013 với Nghị định 209/2004/ NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng đã nhận rõ cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cũng như thực tiễn và sự cần thiết ra đời của Nghị định 15/2013/NĐ-CP

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

[2].  Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 209/2004 NĐ-CP

[3]. Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

[4]. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.

[5]. Một số văn bản pháp luật khác về xây dựng có liên quan

Ý kiến của bạn

Bình luận