Khi tàu mình gặp tai nạn, sự cố trên biển, các thuyền viên trên tàu cần:
Bà con ngư dân cần chủ động tổ chức hoạt động cứu nạn, ứng cứu; thông báo cho các tàu xung quanh biết và yêu cầu cứu giúp, hỗ trợ; thông báo cho các cơ quan tìm kiếm cứu nạn biết thông qua các đài thông tin duyên hải, các đồn, trạm biên phòng ven biển… để nhận được sự trợ giúp; giữ vững thông tin liên lạc, báo cáo tình hình thực tế, chấp hành các yêu cầu của lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
Khi phát hiện thấy tai nạn, sự cố trên biển, các thuyền viên trên tàu cần nhanh chóng triển khai các hoạt động cứu nạn theo khả năng của mình; thông báo cho các tàu thuyền xung quanh biết để cùng phối hợp cứu nạn; thông báo cho các cơ quan tìm kiếm cứu nạn biết; thực hiện các yêu cầu của các lực lượng tìm kiếm cứu nạn.
Chủ tàu, thuyền và thuyền viên khi làm việc trên tàu cần biết một số quy định:
Thuyền viên làm việc trên các tàu phải có đủ bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn theo quy định; chủ tàu phải luôn mang theo giấy đăng ký, đăng kiểm, giấy phép đánh bắt cá (nếu có) và phải mua đầy đủ bảo hiểm cho tàu và thuyền viên trên tàu; các tàu nên tổ chức đánh bắt theo tổ, nhóm và thường xuyên liên lạc với nhau, hỗ trợ nhau khi gặp tai nạn, sự cố trên biển; các tàu đánh bắt tại ngư trường nơi đã đăng ký, khi thay đổi cần thông báo cho cơ quan chức năng biết; không đánh bắt thủy sản tại nơi đầu luồng và trên luồng hành trình của tàu biển; không chạy cắt mũi tàu khác; không đưa ra yêu cầu cứu nạn khi trong tình trạng cứu hộ. Lưu ý, pháp luật nghiêm cấm hành vi báo cứu nạn, cứu hộ giả, không có thật gây tổn thất cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị chức năng.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.