Cassini là tàu thăm dò không gian lần thứ tư tới sao Thổ và là vệ tinh đầu tiên đi vào quỹ đạo. |
Cassini là tàu thăm dò không gian lần thứ tư tới sao Thổ và là vệ tinh đầu tiên đi vào quỹ đạo. Sứ mệnh của nó đã kết thúc vào ngày 15 tháng 9 năm 2017. Cassini–Huygens đã nghiên cứu sao Thổ và các vệ tinh tự nhiên của nó kể từ khi đến nơi vào năm 2004.
Con tàu này gồm hai module chính: tàu quỹ đạo Cassini do NASA thiết kế và chế tạo, đặt tên theo nhà thiên văn người Italia-Pháp Giovanni Domenico Cassini, và Huygens do ESA phát triển, được đặt tên theo nhà toán học, thiên văn học và vật lý học người Hà Lan Christiaan Huygens. Cassini–Huygens đã được phóng lên vào ngày 15 tháng 10 năm 1997, và sau một chuyến hành trình liên hành tinh dài 7 năm, nó đã đến được quỹ đạo xung quanh Sao Thổ vào ngày 1 tháng 7 năm 2004
Vào ngày 25 tháng 12 năm 2004, tàu thám hiểm Huygens đã được tách ra từ Cassini ở lúc 02:00 UTC. Nó đến được Mặt Trăng Titan vào ngày 14 tháng 1 năm 2005, khi nó rơi dần vào bầu khí quyển của Titan, chạm xuống bề mặt của vệ tinh này, sau đó nó gửi những thông tin khoa học trở lại Trái Đất bằng điều khiển từ xa (telemetry).
Ngày 18 tháng 4 năm 2008, NASA đã công bố tăng thêm quỹ cho các hoạt động mặt đất của phi vụ này, và phi vụ được đổi tên thành Phi vụ Phân điểm Cassini.
Vào tháng 2 năm 2010 một lần nữa phi vụ lại được mở rộng và tiếp tục đến 15 tháng 9 năm 2017. Cassini là tàu thám hiểm đầu tiên bay quanh Sao Thổ và là con tàu thứ tư viếng thăm Sao Thổ.
Các phi vụ của tàu Cassini
Các giai đoạn nghiên cứu và dữ liệu gửi về Trái Đất được tổ chức thành các chuỗi phi vụ.[3] Mỗi phi vụ được tổ chức dựa theo chi phí hoạt động, mục đích nghiên cứu, vv.[3] Có ít nhất 260 nhà khoa học từ 17 quốc gia đã tham gia vào các phi vụ cùng Cassini–Huygens, ngoài ra có hàng nghìn người làm việc trong các nhóm thiết kế, sản xuất và phóng con tàu.
Tàu Cassini tự sát trên sao Thổ
Tháng trước, tàu vũ trụ Cassini kết thúc hành trình tự sát trên sao Thổ, chấm dứt hoàn toàn mọi liên lạc với Trái Đất sau sứ mệnh kéo dài 20 năm.
Trong khoảng 60 giây, Cassini sử dụng lượng nhiên liệu cuối cùng để đốt cháy động cơ đẩy, lao vào tầng khí quyển trên cùng của sao Thổ.
Trong 13 năm bay quanh sao Thổ, Cassini đã làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về hành tinh thứ sáu trong hệ Mặt Trời. Con tàu đã theo dõi những cơn bão quái vật càn quét hành tinh, chứng kiến những hạt băng bay xen kẽ xuyên qua hệ thống vành đai và khám phá khả năng tồn tại sự sống của các mặt trăng sao Thổ.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.