Trung tâm nghiên cứu môi trường và cộng đồng (CECR) vừa công bố báo cáo hồ Hà Nội 2015. Báo cáo phân tích 30 hồ, trong đó 5 hồ được đánh giá không ô nhiễm, 11 hồ có dấu hiệu ô nhiễm, 8 hồ ô nhiễm nặng và 6 hồ ô nhiễm rất nặng.
Hồ Thiền Quang rộng 58.686m2, được bao quanh bởi 4 con phố đầy cây xanh và bóng mát là Nguyễn Du, Trần Bình Trọng, Trần Nhân Tông và Quang Trung. Mặc dù tảo phát triển mạnh nhưng ô nhiễm chất hữu cơ đã được cải thiện đáng kể so với 2010.
Hồ Ba Mẫu thuộc hệ thống ao hồ tự nhiên liên thông với hồ Bảy Mẫu. Hồ rộng 43.448m2 được sử dụng để tạo cảnh quan và điều hòa nước trong khu vực. Nước hồ màu xanh lục. Vào mùa nóng, mặt hồ nổi nhiều xác tảo, mùi rất hôi thối.
Hồ Linh Quan - một trong những hồ ô nhiễm nhất của Hà Nội hiện nay, có diện tích 22.108m2, nằm ở ngõ Văn Chương II, phường Văn Chương, quận Đống Đa. Nằm trong dự án cải tạo nhưng hồ bị bỏ ngỏ từ năm 2010 đến nay.
Hồ Giảng Võ rộng 68.300m2. So với năm 2010 hồ bị ô nhiễm nặng hơn, nước hồ có mùi tanh hôi. Động vật sống trong hồ chủ yếu là cá, ốc được phòng sinh, không có thực vật thủy sinh. Hồ tiếp nhận nước thải từ các khách sạn lớn ven hồ.
Cảnh quan lòng hồ Kim Liên ngày càng suy giảm, cỏ dại, bèo gần như phủ kín mặt hồ. Nước màu xanh đục, mùi hôi thối nặng.
Hồ Tứ Liên còn có tên khác là hồ Bụng Cá, ở quận Tây Hồ. Mặc dù nằm trong dự án cải tạo vào năm 2010 nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện gây nhiều bức xúc cho người dân.
Bên cạnh nghiên cứu về hồ, nhóm chuyên gia Cern còn công bố kết quả các ao ô nhiễm ở Hà Nội. Trên hình là Ao Phủ có diện tích 4.006m2. Đây là một trong những ao ô nhiễm nhất tại Hà Nội, nằm ở ngõ 1194 đường Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.