“Hiện tại, chúng tôi buộc phải tạm hoãn hoạt động tìm kiếm vào 5h30 chiều do trời chuyển tối. Hơn nữa, tình hình thời tiết cũng đang trở nên xấu đi” theo tuyên bố của ông Haidi Mustofa – đại diện Bộ Giao thông Indonesia tới hãng tin APP. “vào 7h sáng ngày mai, chúng tối sẽ tiếp tục tìm kiếm”.
Chuyến bay QZ8501 có lịch trình bay từ Surabaya tới Singapore vào sáng Chủ nhật, trên chuyến bay có 155 khách hàng và 7 thành viên đội bay. Cụ thể, có 155 người Indonesia, 1 người mang quốc tịch Malaysia, 1 người Pháp, 1 người Anh và 3 người Hàn Quốc.
Cũng theo lịch trình của AirAsia, máy bay QZ8501 cất cánh từ sân bay quốc tế Surabaya, phía Đông biển Java vào 5h30 sáng ( theo giờ Indonesia) và dự kiến sẽ tới Singapore vào 8h30. Các quan chức địa phương cho biết, chiếc máy bay mất tín hiệu liên lạc với trạm kiểm soát vào lúc 6h17. Ngoài ra, tại thời điểm mất tích, chiếc máy bay đang nằm ở vị trí giữa cảng thành phố Tanjung Pandan và thành phố Pontianak, thuộc đảo Boreno, độ cao của chiếc máy bay lúc bấy giờ là 32,000 feet. Phi công chuyến bay tại thời điểm đấy đã xin quyền nâng độ cao bay lên 38,000 feet để tránh mây mù.
Chuyên gia phân tích hàng không Dudi Sudibyo cho biết nâng độ cao để tránh mây đen là biện pháp tiêu chuẩn của ngành hành không dân dụng “không có gì sai quy trình khi phi công thực hiện thao tác đấy, tuy nhiên chúng ta nên đặt câu hỏi về điều gì đã thực sự xảy ra với chuyến bay” ông cho biết.
Tanjung Pandan là thành phố trung tâm của đảo Belitung, nằm chính giữa Surabaya và Singapore.
“Chiếc máy bay QZ8501 hiện đang nằm trong tình trạng tốt, tuy nhiên thời tiết lúc đấy lại không được như vậy” theo một báo cáo cuộc họp tại sân bay Jakarta. Được biết, thời tiết tại khu vực máy bay mất tích có diễn ra sự hoạt động của bão biển.
Phi công chuyến bay giàu kinh nghiệm
Theo đại diện của AirAsia, các thành viên của tổ lái đều là những người có nhiều kinh nghiệm. Trước chuyến bay, phi công trưởng đã hoàn thành 6,100 giờ bay và phi công phụ có 2,275 giờ bay. Ngoài ra, chiếc máy bay cũng đã được bảo trì vào ngày 16/11 theo lịch trình. Máy bay QZ8501 thuộc dòng A320-200 với 6 năm tuổi, 13,600 lần bay với tổng cộng 23,000 giờ bay. Được biết, máy bay dòng A320-200 có thể chở tới 180 hành khách.
Singapore, Malaysia đề nghị giúp đỡ
Không lực Indonesia đã tiến hành cho 2 máy bay quân sự tìm kiếm gần khu vực xảy ra sự cố, hiện tại 2 máy bay này đang làm nhiệm vụ ở khu vực biển Java, phía Tây Nam tỉnh Kalimantan.
Quân đội Singapore cũng cho biết đã tiến hành đưa không lực và hải lực của mình vào quá trình tìm kiếm. Thủ tướng Lý Hiển long cũng cho biết trên trang cá nhân Facebook “ tôi rất lo lắng khi được tin chuyến bay QZ8501 bị mất tích. Hiện tại, chúng tôi chưa nắm đước nhiều thông tin, và Singapore sẽ làm hết sức mình cùng với các nhà chức trách Indonesia trong nỗ lực tìm kiếm”.
Thủ tướng Malaysia Najib Razak cũng cho biết nước này sẽ cùng hỗ trợ AirAsia.
Chiếc máy bay mang số hiệu QZ8501 được điều hành bởi AirAsia Indonesia, có tổng hành dinh tại Malaysia và là hãng hàng không giá rẻ lớn nhất thị trường Đông Nam Á đầy tiềm năng. Ngoài ra, 49% cố phẩn của chi nhánh Indonesia được sở hữu bởi AirAsia Malaysia. Trước khi vụ tai nạn xảy ra, hãnh cũng chưa từng gặp phải sự cố hàng không lớn nào.
Trong khi đó hàng trăm người Indonesia hiện đang tập trung ở sân bay Juanda chờ đợi tin tức về thân nhân của mình.
Một phụ nữ 45 tuổi cho biết hiện có 6 thành viên gia đình cô ở trên chuyến bay. “Họ muốn đi nghỉ ở Singapore,” cô nói. ” Mọi người trong gia đình tôi đều đi máy bay của hãng AirAsia do hãng chưa từng gặp tai nạn, tôi rất lo lắng rằng máy bay có thể đã bị rơi”.
Ngoài ra, một số thân nhân khác hiện cũng đãng chờ đợi ở sân bay Changi, Singapore. Nhân viên sân bay và cảnh sát đã phong tỏa khu vực tầng 3 – Trạm 3 sân bay Changi để làm khu vực chờ cho thân nhân hành khách chuyến bay QZ8501.
Ngoài ra, AirAsia đã thành lập một Trung tâm cuộc gọi khẩn cấp cho gia đình hoặc bạn bè của những người trên chuyến bay với số liên lạc là là +622 1298-5080.
Hà Vũ ( theo The straitstimes)
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.