Có thể nói, tuy thế giới còn nhiều nơi chưa khám phá hết nhưng một khi đã được khai phá thì con người đều có thể sinh sống ở nơi đó, chinh phục thiên nhiên. Dưới đây là 10 trong số những nơi xa xôi cách trở nhất trên trái đất vẫn đang có con người sinh sống.
Hòn đảo này thuộc nước cộng hoà Yemen, nằm ngoài biển Ấn Độ Dương, phía nam bán đảo Ả Rập. Đảo Socotra gần như cách biệt với thế giới bên ngoài, ở đây không có phương tiện giao thông công cộng, trên đảo chỉ có 2 con đường chính để đi lại. Mặc dù vậy, trên đảo có tới hơn 40.000 sinh sống, và nhờ thổ nhưỡng đặc biệt của mình, đảo Socotra có nhiều loại cây độc đáo. Đảo Socotra cũng có một sân bay để đưa đón khách du lịch đến thăm nơi đây. Socotra xuất khẩu các loại hàng hoá nông nghiệp như thuốc lá, chà là và cá biển.
Nằm ở độ cao gần 5200 mét so với mực nước biển, La Rinconada của Peru được xem là thành phố cao nhất thế giới có người sinh sống. Thành phố này nằm trên dãy núi Andes ở châu Nam Mỹ, cạnh một mỏ vàng lớn đang được khai thác. Có khoảng 30.000 người đang sinh sống ở đây, hầu hết là phục vụ trong các hầm đào vàng. Những ngôi nhà ở đây đều được xây dựng tạm bợ trên băng tuyết, do đó tất cả đều không có đường ống dẫn nước sinh hoạt cũng như nước thải.
Medog là huyện duy nhất ở khu tự trị Tây Tạng nói riêng và Trung Quốc nói chung không có đường giao thông, nó có diện tích gần 31.4000 km vuông. Năm 2013, chính quyền đã xây dựng xong hệ thống đường quốc lộ dẫn lên nơi đây, còn trước đó họ cũng từng thực hiện nhiều dự án xây dựng các con đường nối Medog với các tỉnh khác, nhưng đều bị sạt lở và động đất làm hư hại toàn bộ. Trước đây để lên Medog, người ta phải sử dụng hệ thống cáp treo dài 200m và cao 100m, mọi nhu yếu phẩm của người dân đều được vận chuyển bằng cách này. Hiện tại có khoảng 10.000 dân sống ở đây.
Longyearbyen là trung tâm hành chính của quần đảo Svalbard thuộc vùng cực Bắc ở Na Uy. Dân cư của cả quần đảo Svalbard chỉ chưa tới 3000 người, trong đó khoảng 2000 người sống ở Longyearbyen. Quần đảo Svalbard nằm giữa Bắc Băng Dương, biển Greenland và biển Na Uy nên nó khá cách trở so với các vùng đất khác. Nằm ở cực bắc nên Longyearbyen có mùa Mặt trời chiếu sáng suốt 24 giờ và có mùa cả ngày đều là ban đêm. Chính điều này biến đây trở thành một trong những điểm du lịch tuyệt vời để trải nghiệm cuộc sống, khí hậu của Bắc Cực.
Longyearbyen là nơi đặt Global Seed Vault, một hầm chứa sâu dưới lòng đất lưu trữ tất cả hạt giống của tất cả loại cây trên trái đất, để sử dụng trong trường hợp hậu tận thế. Căn hầm này đã bị Đức phá huỷ trong thế chiến 2 nhưng cũng đã được xây dựng lại. Đến du lịch ở Longyearbyen, khách tham quan được gặp nhiều loài động vật quí hiếm như tuần lộc, báo Bắc cực, cá voi, gấu tuyết… Ở Longyearbyen chỉ có 50km đường bộ, theo số liệu năm 2008 thì có 1481 chiếc xe hơi được đăng kí lưu thông ở đây, khắp thành phố chỉ có 1 ga-ra sửa xe và 1 cửa hàng bán lẻ xe của Toyota.
Được xếp loại là 1 trong 4 hòn đảo cách biệt nhất với Thế giới, đảo Phục Sinh nằm ở phía Nam Thái Bình Dương, thuộc nước Chile, tuy nhiên nó cũng cách lục địa Chile tới 3600 km. Sở dĩ đảo có tên là Phục Sinh là bởi nhà thám hiểm người Hà Lan Jakob Roggeveen đã phát hiện ra nó vào ngày lễ phục sinh năm 1722. Hòn đảo này hình tam giác, diện tích 163 km vuông và dân số khoảng 6000 người. Đảo Phục Sinh nổi tiếng với hàng trăm pho tượng Moai nằm rải rác khắp nơi, người ta cho rằng chúng được tổ tiên của cư dân trên đảo tạc tượng từ thế kỉ 12.
Lajamanu là thị trấn hẻo lánh nhất nằm ở phía Bắc nước Úc, chỉ có khoảng 700 người sinh sống ở đây, giữa chống đồng không mông quạnh, không có các tiện nghi như trong các thành phố. Thị trấn này không có điện lưới quốc gia, người dân phải sử dụng máy phát điện và các tấm pin năng lượng Mặt trời để lấy điện để sinh hoạt. Ở Lajamanu cũng chỉ có 1 cửa hàng tạp hoá, được cung cấp thêm hàng mới mỗi tuần 1 lần. Tuy chỉ có khoảng 700 dân nhưng Lajamanu cũng có ngôn ngữ riêng, tiếng Warlpiri.
Kake là ngôi làng chài nhỏ ở Alaska, được xem là nơi hẻo lánh nhất của tiểu bang này, bởi nó không có hệ thống đường bộ nối liền với các nơi khác, 2 loại giao thông chính để đến và đi khỏi Kake là đường hàng không và đường thuỷ. Du khách tới Kake được cảnh báo trước là nguy hiểm bởi trong trường hợp cần cấp cứu y tế, phải mất trung bình 1,5 ngày mới tới được bệnh viện gần nhất. Đến du lịch ở Kake, du khách có thể thuê thuyền xe hoặc thuyền kayak để đi tham quan.
Bakhtia là làng chài ở cạnh sông Yenisei, thuộc Siberia. Ngôi làng này không có hệ thống nước máy, không có đường dây điện thoại, không có các trung tâm y tế cấp cứu, nhiệt độ thì quanh năm dưới 0 độ C và hầu như chỉ thấy Mặt trời vào mùa Xuân. Phương tiện di chuyển chủ yếu của Bakhtia là thuyền bè, người ta cũng có thể sử dụng máy bay trực thăng để rời làng nhưng chỉ những khi thời tiết thuận lợi. Khoảng 300 người dân ở đây sống bằng nghề đánh bắt cá, trồng cây lương thực và trữ để sử dụng suốt mùa Đông.
Tristan da Cunha, Nam Phi
Tristan da Cunha là tên ngọn núi chính, cũng là tên của hòn đảo nằm ở phía nam Đại Tây Dương, là nơi xa xôi cách trở nhất thế giới, thuộc nước cộng hoà Nam Phi. Nó nằm cách Cape Town của Nam Phi 6-7 ngày đi bằng tàu biển (2810 km). Đảo có diện tích khoảng 14 km vuông, là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư Edinburgh of the Seven Seas, dân số khoảng 270 người.
Quần đảo Cook được James Cook tìm thấy năm 1774, nhưng mãi tới năm 1777 thì ông mới đặt chân lên đảo Palmerston và lấy tên một đô đốc trong thuỷ thủ đoàn của mình để đặt tên cho hòn đảo này. Palmerston là đảo san hô nằm ngoài khơi quần đảo Cook, đảo có hình dáng hơi giống hình thang, có cát trắng trải xung quanh rìa đảo.
Có khoảng 60 dân sống trên hòn đảo này, mỗi năm có 2 chuyến tàu tới đây để cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân trong làng. Toàn bộ đảo chỉ có 1 máy phát điện, và để tiết kiệm nhiên liệu tối đa nên người ta chỉ chạy máy phát 2 giờ/ngày. Đảo có mạch nước ngầm nhưng hầu hết nước sinh hoạt được sử dụng là nước mưa.
Theo tinhte.vn
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.