Những quy định chấm dứt tranh cãi giữa tài xế Việt và CSGT trong 2017

Giao thông 24h 16/12/2017 06:01

Vượt phải, đi qua vòng xuyến có cần xi-nhan không hay biển báo khu dân cư hiệu lực thế nào đã được làm rõ trong 2017.


1. Vượt phải

VGP-GT-Nam-Dan-8-JPG-9535-1496-7434-8182-151324869

Vượt phải là lỗi mà trước đây tài xế hay bị thổi phạt trên đường quốc lộ, khi cứ chuyển sang bên phải để vượt là lỗi vượt phải. Quy chuẩn 41 đã làm rõ điều này với những quy định rõ ràng.

Theo đó, vượt phải là tình huống giao thông trong đó một xe vượt xe khác về phía bên phải của xe bị vượt trên cùng một chiều đường nơi chỉ có một làn đường mỗi chiều. Nếu xe cố tình vượt như thế này là sai luật.

Ngược lại, trên đường mà một chiều có từ hai làn trở lên, tài xế có thể vượt xe khác bằng cách xi-nhan cho xe chuyển sang làn bên phải để vượt. Đây thực chất là đi nhanh hơn xe ở làn bên trái. Tài xế phải đảm bảo vượt nhưng không quá tốc độ tối đa quy định, nếu không vi phạm lỗi chạy quá tốc độ.

2. Đi thẳng qua vòng xuyến không cần xi-nhan

CBDH4-5960-1495163109-4418-1513248699
Không bắt buộc, nhưng các phương tiện nên xi-nhan vào trái, ra phải khi qua vòng xuyến.

Trang web chính thức của cục CSGT là Csgt.vn hướng dẫn, có 4 trường hợp bắt buộc phải bật đèn xi-nhan là (1) chuyển làn đường; (2) rẽ trái, phải, quay đầu; (3) vượt xe khác và (4) cho xe chuyển bánh từ vị trí đỗ hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng, đỗ.

Còn lại các trường hợp khác nên bật như đi qua vòng xuyến, theo quy tắc "vào trái, ra phải", tức khi vào xi-nhan trái, khi ra khỏi vòng xuyến bật xi-nhan phải. Như vậy, đi qua vòng xuyến nên bật xi-nhan chứ không bắt buộc.

3. Biển báo khu dân cư không cần nhắc lại

Quy chuẩn 41 viết biển khu đông dân cư phải nhắc lại ở nơi giao nhau khi qua những đoạn đường rất dài, nếu không có biển nhắc lại thì mặc nhiên là hết hiệu lực. Với quy định này, nhiều tài xế khi di chuyển cho rằng nếu qua một ngã tư mà không thấy biển báo nữa tức là hết biển, thoải mái chạy như đường ngoài dân cư.

khudancu-2190-1468040062-7314-3912-6965-1513248700
Nếu qua ngã tư tiếp theo không có biển nhắc lại thì đoạn đường này vẫn thuộc khu đông dân cư.

Tuy nhiên Bộ giao thông vận tải cuối tháng 7 có công văn giải thích rằng, hiệu lực của biển Khu đông dân cư được quy định trong Thông tư 91/2015 như sau: "Biển số R.420 có hiệu lực khu đông dân cư đối với tất cả các tuyến đường nằm trong khu vực đô thị cho đến vị trí đặt biển số R.421". Biển R.421 là biển "Hết khu đông dân cư".

Như vậy, điều này đồng nghĩa với việc tài xế gặp biển Khu đông dân cư, đi tiếp qua vài ngã tư mà không thấy cắm biển nhắc lại thì vẫn đang thuộc khu đông dân cư, chỉ khi nào có biển "Hết khu đông dân cư" mới là hết hiệu lực. Bộ GTVT khẳng định, không bắt buộc phải cắm biển nhắc lại khi qua ngã tư.

4. Biển làn đường dành riêng có thể gộp nhiều loại xe

Biển R.412 vốn được quy định trong Quy chuẩn 41 là mỗi loại xe trong một biển, nhưng thực tế có nhiều đoạn đường các xe được vẽ chung trong một biển, nhiều tài xế cho rằng như vậy là không đúng quy chuẩn nên không có hiệu lực.

phan-lan-ql-5-1458806279-7717-1721-9452-1513248700
Biển phân làn có thể gộp nhiều loại phương tiện.

Tuy nhiên Bộ Giao thông cho rằng hiện có nhiều tuyến đường mà một làn cho 2-3 loại phương tiện cùng chạy, vì thế việc ghép chung hình vẽ của các phương tiện vào một biển là đúng, giúp dễ quan sát, bố trí và tiết kiệm kinh phí. Kích thước của biển mở rộng sao cho cân đối.

Như vậy, nếu tài xế vi phạm đi sai làn, đường có biển R.412 với nhiều loại phương tiện gộp chung thì vẫn bị xử lý như bình thường.

Ý kiến của bạn

Bình luận