Những tấm ảnh từ vệ tinh bé nhất thế giới

Ứng dụng 16/03/2015 18:08

Có rất nhiều người đặt ra câu hỏi: Vệ tinh do con người phóng lên lớn đến cỡ nào?


Tính đến thời điểm hiện nay, kích thước trung bình của 1 vệ tinh ngang bằng với 1 chiếc xe hơi. Trong nhiều trường hợp đặc biệt như chiếc NROL- 32, một vệ tinh do thám của Mỹ, được phóng lên vào năm 2010, kích thước vệ tinh có thể dài tới 100m.

Vệ tinh Dove với kích thước tý hon

Vệ tinh Dove với kích thước tý hon

Tuy nhiên, đi ngược lại với các kích thước truyền thống trên, hãng Planet labs, hiện đang giới thiệu đến công chúng mẫu vệ tinh có kích thước ngang bằng 1 con chim bồ câu. Trước đấy, hãng cũng đã phóng thành Flock 1, bao gồm một chuỗi 28 vệ tinh với nhiệm vụ quan sát trái đất.

Vệ tinh Dove, nếu phóng thành công sẽ trở thành vệ tinh bé nhất trên bầu khí quyển. Nhiệm vụ chính của Dove là xây dựng bản đồ hình ảnh chi tiết của trái đất

Theo ông Chris Boshuize – người đồng sáng lập của Planet Labs cho biết “ước mơ lớn nhất hồi bé của tôi là được đặt chân đến mặt trăng”. Ngoài ra, ông cho biết, kích thước nhỏ của Dove sẽ giúp có giảm giá thành cho việc sản xuất hàng loạt. Số lượng lớn vệ tinh sẽ giúp cho việc thu nhận hình ảnh của trái đất trở nên chi tiết hơn, giúp cho con người có  thể đưa ra những quyết định tốt hơn đối với môi trường trái đất.

Được biết, vệ tinh Dove sẽ sử dụng nguồn năng lượng mặt trời, với công suất 20W. Sẽ có 30 vệ tinh được phóng vào tháng tới và tổng số lượng dự kiến sẽ được phóng lên là 100 vệ tinh.

Planet Labs được thành lập vào năm 2012. Ban đầu, công ty chỉ có vài thành viên, được đặt tại 1 garage ở Cupertino, California

Dưới dây là một số hình ảnh chụp được từ các vệ tinh “tí hon” trên :

Texas, Hoa Kỳ

Texas, Hoa Kỳ

Khu công nghiệp dầu mỏ  Fujairah, UAE

Khu công nghiệp dầu mỏ
Fujairah, UAE

Hanja-Ri, Hàn Quốc

Hanja-Ri, Hàn Quốc

Rio Araguaia, Brazil

Rio Araguaia, Brazil

Lhasa, Trung Quốc

Lhasa, Trung Quốc

Khu công nghiệp Kashima, Nhật Bản

Khu công nghiệp Kashima, Nhật Bản

Thung lũng Himalayan, Bhutan

Thung lũng Himalayan, Bhutan

Hà Vũ (Theo BBC)

 

 

 

 

 

 

 

Ý kiến của bạn

Bình luận