Những vấn đề về Biển Đông nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế

Tác giả: Thanh Hà

saosaosaosaosao
17/08/2018 14:57

Cục Hàng hải Việt Nam đã tổ chức Hội nghị chuyên đề “Những vấn đề về Biển Đông nhìn từ góc độ luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.


5rthdrhdrhffbfb
Tiến sĩ Nguyễn Đăng Thắng, Vụ trưởng Vụ Chính sách - Pháp lý, Ban Biên Giới, Bộ Ngoại Giao tham luận tại Hội nghị.

Tham dự Hội nghị có Tiến sĩ Nguyễn Đăng Thắng, Vụ trưởng Vụ Chính sách - Pháp lý, Ban Biên Giới, Bộ Ngoại Giao; đồng chí Nguyễn Anh Vũ, Phó Bí thư Đảng ủy Cục HHVN; đồng chí Nguyễn Chu Giang, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy Ban kiểm tra Đảng ủy Cục HHVN; các đồng chí là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Cục HHVN; Bí thư, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên thuộc Đảng bộ, chi bộ của Cục Hàng hải Việt Nam.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Chu Giang, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy Ban kiểm tra Đảng ủy Cục HHVN nhấn mạnh: “Việt Nam là một quốc gia biển, với đường bờ biển dài trên 3.260km, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia biển, các quốc đảo và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cả nước có 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số nước ta sinh sống tại các tỉnh, thành phố ven biển. Vùng biển nước ta có trên 3.000 đảo lớn nhỏ, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".

Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển trên 1 triệu km2, gấp hơn 03 lần diện tích đất liền. Biển, đảo, thềm lục địa có vị trí chiến lược quan trọng đối với quốc phòng, an ninh và sự phát triển phồn vinh của đất nước.

Vùng biển Việt Nam nằm trên con đường hàng hải huyết mạch của thế giới. Biển Việt Nam có tính đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên biển và tiềm năng phát triển các lĩnh vực kinh tế biển, đảo. Vì thế, vươn ra biển, làm giàu từ biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển; tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế biển với an ninh, quốc phòng, giữ vững môi trường hòa bình ổn định, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển là chủ trương chiến lược đúng đắn của Đảng và Nhà nước. 

Có thể thấy, biển, đảo có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước, vì vậy, Ðảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo. Những năm qua, công tác tuyên truyền biển, đảo đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò chiến lược của biển, đảo trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. 

4ehdrthrthtfhdfhfh
Toàn cảnh Hội nghị

Ông Nguyễn Chu Giang cũng nhấn mạnh, công tác tuyên truyền biển, đảo cũng đã được Cục Hàng hải Việt Nam, bám sát chức năng, nhiệm vụ, chú trọng triển khai thực hiện với các hình thức, nội dung phong phú, thông tin đến nhiều đối tượng và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, so với yêu cầu trong thời kỳ mới, nhất là trước những diễn biến phức tạp trên biển Đông trong thời gian gần đây thì công tác tuyên truyền về biển, đảo cần phải được tăng cường hơn nữa và không ngừng đổi mới nội dung lẫn hình thức, thông tin tuyên truyền, trong đó, nhấn mạnh các thông tin tuyên truyền cần khách quan, chính xác, kịp thời và hiệu quả.

Cũng tại Hội nghị các đại biểu đã được nghe Tiến sĩ Nguyễn Đăng Thắng, Vụ trưởng Vụ Chính sách - Pháp lý, Ban Biên Giới, Bộ Ngoại Giao trình bày chế độ pháp lý các vùng biển theo quy định của Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; bên cạnh đó, Ts. Nguyễn Đăng Thắng cũng cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề yêu sách biển; phán quyết vụ kiện trọng tải Biển Đông; “đường chữ U nét liền”, yêu sách “Tứ Sa”…

Ý kiến của bạn

Bình luận