Nỗi sợ chiến tranh thương mại đã làm gián đoạn thương mại toàn cầu

Tác giả: bizlive

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 18/06/2018 16:19

Có vẻ như quan điểm của Tổng thống Trump giống như một chiến lược đe dọa để ký được các thỏa thuận nhiều hơn...

 

photo1529284768161-1529284768161536121465


Chỉ một vài tháng trước đây, kinh tế toàn cầu dường như vẫn đang rất ổn, tất cả những nước lớn đều tăng trưởng ổn định. Giờ đây, vận may của thế giới đang bị đe dọa bởi một cuộc chiến tranh thương mại.

Khi mà chính quyền của Tổng thống Trump áp chính sách thuế mới với cả các nước đồng minh lẫn các nước đối địch khiến cho nhiều bên phải tiến hành trả đũa, thương mại toàn cầu bất ngờ bị gián đoạn, có nhiều dấu hiệu căng thẳng đe dọa tác động đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Sự leo thang mới nhất đã diễn ra trong ngày thứ Sáu khi mà Tổng thống Donald Trump thông báo biện pháp đánh thuế mới nhất với khoảng 50 tỷ USD hàng Trung Quốc và sau đó Trung Quốc lập tức đáp trả.

Khi mà xung đột ngày một tồi tệ, hoạt động vận chuyển hàng hóa tại các cảng biển và cảng hàng không trên khắp thế giới đang chững lại. Giá hàng hóa nguyên liệu thô tăng. Tại nhiều nhà máy ở nhiều nước, từ Đức cho đến Mexico, số lượng các đơn hàng bị giảm đi, đầu tư chững lại. Những nông dân Mỹ đang không bán được hàng khi mà các đối tác thương mại đáp trả lại Mỹ bằng những biện pháp thuế quan của riêng họ.

Theo quan điểm của chính quyền Tổng thống Donald Trump, quan điểm đối đầu của Tổng thống Trump có thể coi như công cụ buộc các công ty đa quốc gia đưa hoạt động sản xuất trong các nhà máy trở về Mỹ. Tổng thống Trump cho rằng nước Mỹ dễ thắng trong cuộc chiến thương mại, cùng lúc ông cam kết cân bằng lại thâm hụt thương mại của nước Mỹ với nhiều nền kinh tế lớn của thế giới như Trung Quốc và Đức.

Có vẻ như quan điểm của Tổng thống Trump giống như một chiến lược đe dọa để ký được các thỏa thuận nhiều hơn là muốn gây ra một cuộc chiến tranh thương mại toàn diện. Người Mỹ dường như vẫn được bảo vệ tốt khỏi các tác động tồi tệ của chính sách thù địch thương mại. Là một nền kinh tế quy mô lớn, Mỹ có thể nhanh chóng tìm được người mua nội địa cho hàng hóa và dịch vụ của họ khi mà cơ hội xuất khẩu giảm sút.

Thế nhưng ngay cả như vậy, lịch sử đã minh chứng rằng các cuộc chiến thương mại gây ra thiệt hại ngay cả từ khi rủi ro mới chỉ tăng cao. Ngày một nhiều người lo sợ tình trạng đối đầu hiện nay sẽ kéo lùi toàn bộ phần còn lại của thế giới.

Trước khi các biện pháp thương mại thực sự phát huy tác dụng, doanh nghiệp đã bắt đầu gặp khó khi mà nguồn cung của họ chịu tác động, điều khoản thương mại không rõ ràng và tâm lý sợ hãi không biết điều gì sẽ đến tiếp theo.

Sau 2 năm tăng trưởng, hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đang chững lại trong 3 tháng đầu của năm, theo Hiệp hội vận tải đường không quốc tế. Hoạt động này thậm chí suy giảm tại châu Âu và châu Á.

Còn theo một chỉ số khác, các tàu vận chuyển container vốn được mệnh danh ngựa thồ của thương mại toàn cầu, đã không hề tăng trưởng về hoạt động tính từ mùa thu năm ngoái.

Chỉ số thương mại toàn cầu theo tính toán của Oxford Economics, một tổ chức nghiên cứu ở London, gần đây đã tăng trưởng thấp nhất tính từ đầu năm 2017.

Chính quyền Tổng thống Trump đã lôi kéo nước Mỹ vào cuộc chiến ngày một tồi tệ với các đối tác thương mại lớn.

Trong năm ngoái, Mỹ nhập khẩu hơn 600 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ từ Canada và Mexico – hai nước tham gia cùng trong Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ - thỏa thuận mà Tổng thống Trump đã hy vọng sẽ phá bỏ.

Người Mỹ mua hơn 500 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc và khoảng 540 tỷ USD hàng hóa khác từ Liên minh châu Âu (EU). Tính chung, tổng lượng hàng hóa mua vào như trên tương đương khoảng 2/3 tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.

Tổng thống Trump cho rằng các biện pháp thắt chặt thương mại hoàn toàn cần thiết để giúp điều chỉnh thâm hụt thương mại Mỹ với nhiều nước khác. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế và nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhấn mạnh rằng nhiều hàng hóa nhập khẩu là linh kiện để sản xuất hàng hóa tại các nhà máy của Mỹ.

Ý kiến của bạn

Bình luận