Nokia - Microsoft: Góc khuất thương vụ 7 tỷ USD ở Việt Nam

Tác giả: genk

saosaosaosaosao
Doanh nghiệp 22/05/2016 09:05

Microsoft vừa bất ngờ công bố bán mảng điện thoại truyền thống cho đối tác Đài Bắc và Phần Lan.

 

default_og_image
 

Nhà máy sản xuất điện thoại tại Bắc Ninh - Việt Nam cũng nằm trong thỏa thuận này.

Giá trị của thương vụ này chỉ 350 triệu USD, quá ‘bèo bọt’ với hơn 7 tỷ USD Microsoft bỏ ra mua lại mảng kinh doanh điện thoại của Nokia. Đây quả là một cú hớ nặng mà Microsoft của Bill Gate phải gánh chịu. Đặc biệt hơn, phía sau thương vụ này có rất nhiều góc khất liên quan ở Việt Nam

5 năm qua tay 3 chủ

Từ ông chủ đầu tiên là ‘người khổng lồ’ Nokia - Phần Lan được bán cho Microsoft của Bill Gates và nay nhà máy điện thoại Nokia tại Việt Nam lại sang tay cho một tập đoàn Đài Loan.

Trao đổi vào sáng 19/5, lãnh đạo Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cho hay, Công ty TNHH Microsoft Mobile Việt Nam đã có lịch làm việc với ban vào ngày 20/5. “Chưa có nội dung cụ thể nhưng dịp này có thể họ sẽ thông báo về kế hoạch bán nhà máy này”, vị này tiết lộ.

Cách đây 5 năm, 11/2011 Nokia Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Hơn 1 năm sau nhà máy cho ra lò các sản phẩm đầu tiên.

Ngày 18/12/2014, Nokia Viêt Nam chính thức bị Microsoft “thâu tóm” là một phần trong thương vụ Microsoft mua mảng sản xuất điện thoại Nokia toàn cầu. Chấm dứt sự hiện diện của Tập đoàn Nokia ở VN.

Đến 5/2016, Microsoft đã bán lại mảng kinh doanh điên thoại bao gồm nhà máy ở Việt Nam cho Foxconn của Đài Loan.

Một hành trình ngắn ngủi 5 năm, qua tay 3 ông chủ gắn liền với 2 thương vụ thâu tóm toàn cầu, nhà máy điện thoại Nokia – Microsoft trở thành một dự án rất nhiều biến động và những góc khuất chưa được biết đến.

Vào Việt Nam 2011, nhưng hoạt động chưa được bao lâu, khó khăn từ tập đoàn mẹ đã khiến Nokia Việt Nam phải đổi chủ. Microsoft đã mua lại bộ phận sản xuất điện thoại và các dịch vụ liên quan của Nokia toàn cầu với giá 5 tỷ USD, đồng thời chi trả 2,18 tỷ USD để mua lại các bản quyền sáng chế của Nokia.

Sau khi tiếp quản, Microsoft tham vọng đưa nhà máy Nokia Việt Nam đóng vai trò chủ lực trong sản xuất điện thoại di động của tập đoàn trên toàn cầu.

Microsoft sẽ đóng cửa toàn bộ các nhà máy sản xuất tại Hungary, một phần hoạt động các nhà máy tại Bắc Kinh và Đông Quảng (Trung Quốc), nhà máy Mexico sẽ được chuyển thành trung tâm sửa chữa. Thay vào đó, nhà máy tại Bắc Ninh – Việt Nam sẽ tập trung phát triển và sản xuất các sản phẩm.

Với kế hoạch này, vốn đầu tư của Nokia Việt Nam khi đó có thể tăng thêm 220 triệu USD, giá trị xuất khẩu đạt 1,86 tỉ USD, sản lượng đạt 76,4 triệu sản phẩm/năm.

Cuối 2014, một lãnh đạo của Microsoft tiết lộ, có 5 nhà máy sản xuất điện thoại Nokia trên toàn cầu đã thuộc về Microsoft. Nếu hoạt động tại Việt Nam thuận lợi, Microsoft sẽ chỉ duy trì và phát triển một nhà máy sản xuất điện thoại duy nhất tại Bắc Ninh – Việt Nam.

Thế nhưng, kế hoạch này đã đổ vỡ khi Microsoft bán đứt mảng điện thoại, bao gồm cả nhà máy ở Việt Nam.

Thông tin ban đầu cho biết, lý do khiến Microsoft phải rời bỏ lĩnh vực này vì kinh doanh không như kỳ vọng. Việc 5 năm qua tay 3 ông chủ với hoạt động như mong muốn, số phận thăng trầm của nhà máy trăm triệu đô này quả là nhiều biến động.

Những góc khuất ở Việt Nam

Được mệnh danh là “gã khổng lồ” về điện thoại”, nên khi Tập đoàn Nokia ngỏ ý đầu tư vào Việt Nam, dư luận trong nước đã rất hào hứng.

Để thuyết phục “ông lớn” này rót hơn 300 triệu USD vào Việt Nam là không hề dễ dàng. Trong đó có việc Nokia đòi được đăng ký là DN công nghệ cao và đề nghị hưởng ưu đãi vượt trội.

Cụ thể, miễn thuế TNDN 4 năm kể từ năm có thu nhập chịu thuế, giảm 50% thuế TNDN sau khi hết 4 năm miễn thuế, chịu thuế TNDN 10% trong vòng 30 năm kể từ năm đầu tiên đi vào hoạt động…

Tháng 5/2011 Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) khi đó - ông Võ Hồng Phúc đã ký văn bản bày tỏ những băn khoăn xung quanh dự án của Nokia, đặc biệt là các đòi hỏi ưu đãi.

Bày tỏ quan điểm ủng hộ dự án nhưng Bộ KH&ĐT vẫn đặt ra nhiều câu hỏi. Trong đó có việc Nokia Việt Nam chỉ là đơn vị gia công thuần túy cho Nokia Phần Lan. Vì thế, phần mà Việt Nam nhận được chỉ là phí gia công, chiếm tỷ lệ không đáng kể so với doanh thu và lợi nhuận mà tập đoàn mẹ ở Phần Lan nhận được.

Ngoài ra, cơ quan này cũng lo ngại về nỗi lo chuyển giá do mô hình hoạt động đặc thù của công ty này.

Trong cuộc làm việc với Bộ KH&ĐT sau đó, Nokia khẳng định rằng không có yêu cầu nào đặc biệt hay đề nghị ưu đãi riêng nào cho Nokia ngoài những quy định hiện hành của Việt Nam.

Về chuyển giá, Nokia khẳng định cam kết đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh và tuân thủ đầy đủ pháp luật quốc gia và quốc tế.

Cuối cùng, trong văn bản gửi Thủ tướng, Bộ KH&ĐT thấy rằng việc áp dụng ưu đãi đầu tư cho dự án của Nokia Việt Nam thực hiện theo chế độ hậu kiểm. Tức là, chỉ cho phép DN được hưởng ưu đãi nếu DN đáp ứng được những yêu cầu, tiêu chí về DN công nghệ cao, DN chế xuất. Ban quản lý các KCN Bắc Ninh có quyền điều chỉnh ưu đãi nếu trong quá trình sản xuất kinh doanh mà DN không thực hiện đầy đủ các cam kết này.

“Không xem xét giải quyết kiến nghị ưu đãi vượt khung quy định của pháp luật hiện hành, tránh tạo tiền lệ không tốt đối với môi trường đầu tư chung”, Bộ KH&ĐT kiến nghị.

Cuối cùng, Việt Nam đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Nokia và gắn kèm Bản thỏa thuận phát triển dự án đươc coi là phần không tách rời của giấy phép đầu tư. Trong đó Việt Nam đề nghị Nokia phải thực hiện các cam kết đối với dự án, về mục tiêu, quy mô tổng vốn đầu tư, thời hạn và tiến độ, bảo vệ môi trường, chính sách tiền lương…

Đến nay, sau 3 lần đổi chủ với những biến động lớn về hoạt động sản xuất kinh doanh, dường như những tham vọng về Nokia – Microsoft đã không được như những cam kết và mong đợi của cả Việt Nam và nhà đầu tư.

Ý kiến của bạn

Bình luận